A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao ý thức chấp hành đèn tín hiệu khi tham gia giao thông

         Dừng lại khi tín hiệu giao thông bật màu đỏ là việc tưởng chừng rất đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng nghiêm túc thực hiện. Ở nhiều ngã tư có tín hiệu đèn giao thông, vẫn còn tình trạng người tham gia cố tình vượt đèn đỏ. Đặc biệt vào những lúc sáng sớm hay những ngày trời mưa, lẽ ra người tham gia giao thông phải di chuyển chậm và chấp hành nghiêm chỉnh đèn tín hiệu giao thông, tuy nhiên những hình ảnh mà chúng ta bắt gặp thì hoàn toàn ngược lại, vào lúc sáng sớm, hay lúc trời mưa, tình trạng người tham gia giao thông cố tình vượt đèn đỏ rất nhiều, gây bức xúc cho nhiều người tham gia giao thông, đây là một thực trạng đáng báo động cần phải được ngăn chặn kịp thời nhằm hạn chế những vụ tai nạn thương tâm có thể xảy ra.

Bạn có thể d dàng bắt gặp khi lưu thông trên đường phố, vào những giờ cao điểm khi đèn tín hiệu giao thông chưa chuyển sang màu xanh, không chỉ có xe máy mà cả ô tô các tài xế đã bấm còi inh ỏi và lao lên vượt qua vạch sơn trắng và phóng vút đi. Đèn đỏ thì dừng lại, một điều tưởng chừng như đơn giản, thực hiện rất dễ dàng thế nhưng có rất nhiều người tham gia giao thông lại không tuân thủ, hành vi vượt đèn đỏ không chỉ là hành động không chấp hành các quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đối với các lái xe; khi đèn xanh bật sáng, các phương tiện được phép lưu thông, đây là lúc các xe tăng tốc để đi nên khi bất ngờ gặp chướng ngại vật lao tới họ không xử lý kịp dẫn đến tai nạn giao thông. Hầu hết những vụ tai nạn giao thông khi cố tình vượt đèn đỏ đều là những vụ tai nạn thảm khốc và đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân vô tội.

Tai nạn thảm khốc xảy ra khi thanh niên cố tình vượt đèn đỏ.

Nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra mà nguyên nhân do các lái xe cố tình vượt đèn đỏ, không tuân thủ chấp hành luật giao thông đường bộ. Điển hình như vụ tai nạn giao thông tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An giữa xe ô tô Fotuner 7 chỗ BKS: 37A-116.78 và xe bán tải BKS:37C - 074.01 khiến 9 người thương vong, nguyên nhân gây tai nạn được các cơ quan chức năng xác định do lái xe Fotuner vượt đèn đỏ dẫn đến tai nạn thảm khốc trên. Việc vi phạm đèn tín hiệu giao thông không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn cho bản thân người điều khiển phương tiện mà còn ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhiều người tham gia giao thông khác.

Mức phạt không chấp hành tín hiệu đèn giao thông được áp dụng theo Khoản 5 Điều 5, Khoản 4 Điều 6, Khoản 5 Điều 7 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi điểm d, đ, g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

 Xe ô tô

Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện

Xe máy kéo, xe máy chuyên dùng

Xe đạp, xe đạp điện, xe thô sơ

- Phạt từ 4 - 6 triệu đồng;

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng. 

- Phạt từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng;

-  Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

- Phạt từ 2 - 3 triệu đồng;

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1-3 tháng;

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 2-4 tháng trong trường hợp vi phạm quy định về đèn tín hiệu giao thông gây tai nạn

- Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

Ngoài ra, nếu lái xe vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người thì người điều khiển phương tiện ngoài việc bị xử phạt hành chính và chịu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của Bộ luật Hình sự còn phải chịu trách nhiệm bồi thường theo Luật Dân sự. Trong nhiều trường hợp gây tai nạn chết người, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tù.

Ô tô gây tai nạn do vượt đèn đỏ

Trong thời gian qua, khi tham gia giao thông trên đường, nhiều người tham gia giao thông rất bức xúc khi thấy nhiều phương tiện giao thông như xe máy, ô tô (ô tô cá nhân và cả xe ô tô vận chuyển hành khách) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Để đảm bảo an toàn giao thông và nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, ngoài sự vào cuộc của các lực lượng chức năng, người dân khi tham gia giao thông khi thấy những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông thì có thể ghi hình lại và cung cấp cho lực lượng Công an để xử lý, răn đe kịp thời các trường hợp vi phạm.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, trong thời gian qua lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã tiếp nhận và xử lý, ra quyết định xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm về giao thông được người dân quay clip, chụp ảnh gửi cho lực lượng Cảnh sát giao thông. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm giao thông người dân có thể gửi hình ảnh hoặc clip hoặc liên lạc qua các số điện thoại của Cục Cảnh sát giao thông (069.2342593 - 069.2342608 - 0995676767) hoặc liên hệ Phòng Cảnh sát giao thông các địa phương để phản ánh các vi phạm.

/upload/105000/20221005/grab6665dz3231292170118_a79f4f4ef01391774f048d057f7d5f0d.jpg 

Phương tiện vi phạm do người dân cung cấp

Đối với nhiều người, để biện minh cho hành vi vượt đèn đỏ, họ lấy lí do như đang rất vội, bị muộn giờ làm hoặc có việc gấp, hay có nhiều người cho rằng vào những thời điểm trời mưa, những lúc vắng người không có lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra nên không cần chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông… Hành vi này lặp đi lặp lại thường xuyên trở thành một thói quen xấu và ăn sâu vào trong ý thức của nhiều người tham gia giao thông. Tuy nhiên, chỉ vì muốn nhanh một giây, nhiều người đã phải trả giá bằng cả tương lai, tính mạng của mình. Vì vậy để hạn chế những vụ tai nạn thương tâm và những mất mát, đau đớn do tai nạn giao thông mang lại, bản thân mỗi người tham gia giao thông cần nghiêm túc chấp hành các quy tắc về an toàn giao thông, đặc biệt là không nên vượt đèn đỏ kể cả vì bất kỳ lý do gì, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân; đồng thời thể hiện ý thức tham giao thông một cách có văn hóa, để xã hội ngày càng văn minh và phát triển hơn.


Tác giả: Hồng Khanh