A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bản tin an toàn PCCC và CNCH số 14 ngày 26/8/2021: “NỔ KHÍ GA – NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU TRONG CÁC VỤ NỔ LIÊN QUAN VỀ GA”

Ở số trước, chúng ta đã nắm rõ phần nào là bình ga dân dụng (loại có khối lượng ga >=12kg) theo nguyên tắc sẽ không thể nổ trong đám cháy, vậy câu hỏi đặt ra: “những tiếng nổ phát ra từ các vụ cháy, nổ về ga tại các gia đình, mặc dù không sử dụng bình ga mi-ni là gì?”. Để làm rõ vấn đề này và giúp mọi người nâng cao cảnh giác hơn về việc sử dụng ga tại gia đình, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Kon Tum đăng ấn phẩm của bản tin an toàn PCCC và CNCH số 14 ngày 26/8/2021: “NỔ KHÍ GA – NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU TRONG CÁC VỤ NỔ LIÊN QUAN VỀ GA”

1. Các yếu tố tạo nên vụ nổ khí ga

Như chúng ta đã biết, có 3 yếu tố để tạo nên 1 vụ cháy, nổ thông thường, và “nổ khí ga” cũng không ngoại lệ. Những yếu tố tạo nên vụ nổ khí ga tại gia đình chúng ta sẽ là:

– Chất cháy: Khí ga rò rỉ ra môi trường (do đường ống dẫn ga bị thủng, hỏng, quên khóa ga sau khi sử dụng…)

– Chất Oxy hóa: Không khí

– Nguồn nhiệt: Ngọn lửa trần, tia lửa điện (do bật, tắt các thiết bị điện như đèn, quạt…)

Khi có đầy đủ 3 yếu tố này, kết hợp với các điều kiện của vụ nổ (giới hạn nồng độ nổ của hỗn hợp chất cháy và chất oxy hóa; năng lượng, công suất nguồn nhiệt…) thì vụ nổ khi ga sẽ xảy ra.

2. Các tính chất nguy hiểm về cháy, nổ của khí ga

Khí ga (viết tắt là LPG-Liquified Petroleum Gas) có nguồn gốc từ dầu mỏ, là hỗn hợp khí chủ yếu gồm Propane (C3H8) và Butan (C4H10) đã được hoá lỏng với tỷ lệ thông thường là Propane/Butane là 50/50.

Khí ga là chất không màu, không mùi, không độc hại, nhưng được pha thêm chất Etylmecaptan có mùi thối đặc trưng để dễ phát hiện khi có rò rỉ khí gas.

Ngoài ra, các đặc tính kỹ thuật của khí ga có nguy hiểm về cháy nổ như:

Có giới hạn nồng độ nổ từ 1,55% – 11,8% nên nguy cơ nổ rất cao ( );

Ở thể hơi, ga nặng hơn không khí 2 lần, khi rò rỉ sẽ tồn đọng ở nơi trũng, thấp nên dễ tạo thành hỗn hợp nguy hiểm nổ;

Nhiệt độ bắt cháy thấp ( 405 ̊C – 570 ̊C), dễ gây cháy, nổ;

Tạo ra nhiệt độ cao khi cháy (1900 ̊C – 1950 ̊C), gây bỏng cho người nếu tiếp xúc;

Vận tốc cháy lan cao (0,38m/s – 0,46m/s), làm cho đám cháy phát triển nhanh, khó khống chế.

Bản tin an toàn PCCC và CNCH số 14

Đức Cường

 


Tin liên quan