A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng chống thuốc giả với các nước có chung đường biên giới

Là nội dung đáng chú ý trong công tác quản lý nhà nước đối với nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền tại văn bản số 4125/BYT-TTTB về tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng chính phủ.

https://nhandan.com.vn/imgold/media/k2/items/src/3770/efbc97f5e81a8651be4a0f6d4280cf37.jpg

Lực lượng chức năng kiểm tra một số sản phẩm thực phẩm chức năng tại nhà thuốc (ảnh TL)

Để triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị thành viên BCĐ 389 Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố (gọi chung là đơn vị, địa phương) căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tham mưu cấp có thẩm quyền và chủ động triển khai thực hiện các nội dung sau:

Một là, tiếp tục thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình thực hiện cần phối hợp triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội.

Hai là, Cùng với việc triển khai thực hiện các biện pháp như đã nêu, các đơn vị, địa phương tiến hành đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, đề ra những giải pháp trọng tâm trong thời gian tiếp theo; tiếp tục rà soát, xử lý những khó khăn, vướng mắc, chủ động nắm chắc tình hình, xác định đối tượng, địa bàn trọng điểm cần tập trung đấu tranh, tăng cường phối hợp liên ngành, liên cơ quan trong thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tại từng đơn vị, địa phương cùng với việc thực hiện kế hoạch thanh tra hằng năm của Bộ Y tế, Sở Y tế cần chủ động tăng cường tự thanh tra, kiểm tra nội bộ về công tác cấp các loại giấy phép trong quản lý dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tránh tình trạng bảo kê, móc nối, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Ba là, Tiếp tục triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 23/8/2018 của Thủ tướng Chính | phủ về việc tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc.

Bốn là, Phối hợp với các ngành, các lực lượng chức năng, các hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, kịp thời đưa ra các khuyến cáo, dấu hiện nhận biết hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng lậu, gian lận thương mại đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Trong quá trình thực hiện cần tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan.

Năm là, Phối hợp với cơ quan truyền thông, tăng cường tuyên truyền thông tin liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng lậu, gian lận thương mại đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Thường xuyên cập nhật danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, website của Bộ Y tế, Sở Y tế, của đơn vị để mọi người dân biết.

Sáu là, Phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng chống thuốc giả với các nước có chung đường biên giới, các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông. Tham gia các sự án, tổ chức hoạt động trong khu vực (chia sẻ thông tin), toàn cầu liên quan đến phòng chống thuốc giả.

Thái Ngân