A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giải pháp phòng cháy trong hàn điện

 

Hàn điện đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội. Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũng như cả nước đã xảy ra không ít vụ cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản ở các công trình xây dựng và các cơ sở kinh tế khác do hàn điện và cắt kim loại nhất là những nơi tiến hành hàn, cắt tạm thời trong khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn trong hàn điện cần được chú trọng và quan tâm đúng mức để đảm bảo an toàn cháy, nổ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

 

Hình ảnh minh họa


Hàn điện là phương pháp cơ bản để nối các chi tiết khi chế tạo các cấu kiện kim loại. Hàn điện thường được tiến hành theo hai phương pháp: Hàn hồ quang và hàn tiếp xúc. Hàn hồ quang thì kim loại nóng chảy do hồ quang điện. Hàn hồ quang có thể hàn bằng tay, tự động, bán tự động.

Hàn tiếp xúc là chỗ tiếp xúc của các chi tiết kim loại được đốt nóng tới nhiệt độ cần thiết do dòng điện đi qua gây ra.

Tính nguy hiểm cháy nổ

Khả năng xuất hiện cháy, nổ khi hàn hồ quang là do có các chất cháy và nguồn lửa. Chất cháy là chất cách điện của dây dẫn, máy biến áp, máy phát điện và các thiết bị khác; cấu kiện có thể cháy được của nhà, sản phẩm sản xuất các chất lỏng, khi cháy có trong các thiết bị máy móc mà ở đó có tiến hành hàn điện.

Nguồn điện cơ bản khi hàn điện là ngọn lửa và tia lửa hồ quang là những hạt kim loại nóng bám ra. Hồ quang điện có nhiệt độ có thể làm cháy ở bất cứ môi trường nào.

Trong quá trình hàn tia lửa và những hạt kim loại nóng chảy có năng lượng nhiệt lớn bắn ra. Vùng nguy hiểm lan truyền của hạt kim loại nóng đỏ từ chỗ hàn trung bình là 5m. Trường hợp khi hàn trên cao mẫu que hàn còn lại rơi xuống nền gỗ có thể gây cháy các cấu kiện xây dựng, phế liệu xây dựng và các vật liệu khác. Các đám cháy có thể xảy ra do tia lửa và mẫu que hàn còn nóng sáng gây ra sau khi thôi hàn một vài tiếng.

Cháy xảy ra do vận hành không đúng và hỏng hóc thiết bị hàn và dẫn đến ngắn mạch trong xí nghiệp, máy hàn, dây dẫn hàn hay quá tải trong mạch hàn. Quá tải trên mạng điện xí nghiệp, dây dẫn điện hàn, máy biến áp, máy phát do chọn dây dẫn, que hàn không đúng. Nhưng dấu hiệu quá tải của máy hàn và máy phát hàn có tiếng kêu lớn, máy rung, nhiệt độ tăng cao, đối với máy phát thường là chỗ có tia lửa giữa thanh quét và vành góp.

Nguy hiểm cháy do điện trở chuyển tiếp ở những chỗ tiếp xúc xấu (chỗ nối, dây nối và thanh dẫn của máy biến áp, máy phát). Đặc điểm là điện trở chuyển tiếp ở những chỗ hở.

Tất cả các bộ phận của sơ đồ thiết bị hàn hồ quang chỗ nguy hiểm nhất là dây dẫn hàn chất cách điện của chúng bị phá hủy dần dần do sự di chuyển nhiều. Sự thay đổi khoảng cách chỗ hàn cần phải nối thêm dây. Ở những chỗ tiếp xúc như vậy có thể dẫn đến hiện tượng đốt nóng. Sự đốt nóng và ngắn mạch khi hỏng cách điện tia lửa sẽ gây cháy chất cách điện hoặc những vật liệu của môi trường xung quanh.

Đôi khi cháy xuất hiện do dùng dây dẫn và nối từ nguồn đến chi tiết hàn không đúng. Rất nhiều trường hợp dùng các dụng cụ kim loại phụ hay kết cấu kim loại để làm dây dẫn về (thanh sắt, ống dẫn kỹ thuật, ống dẫn khí sởi ấm và cấu kiện kim loại tòa nhà, mái nhà kim loại…) Nguy hiểm cháy của các dây dẫn về làm bằng những cấu kiện trên là điện trở chuyển tiếp có thể gây cháy.

Giải pháp Phòng cháy khi hàn điện

Để ngăn chặn các vụ cháy do hàn điện gây ra trước hết phải trang bị tại chỗ làm việc đúng quy phạm về an toàn. Hàn điện phải có những biện pháp loại trừ khả năng gây cháy. Thực hiện các biện pháp an toàn khi hàn điện phải theo đúng hướng dẫn làm việc ở nơi sử dụng ngọn lửa trần. Ở những xí nghiệp và các cơ sở công nghiệp  khác có nguy hiểm về cháy nổ. Hàn tạm thời trong thời gian ngắn khi lắp đặt các thiết bị sửa chữa ở những công trường, trong các nhà sản xuất nguy hiểm cháy chỉ được thực hiện sau khi đã được thông qua bộ phận an toàn có liên quan.

Trước khi hàn điện trong vùng nguy hiểm cháy nổ phải ngừng máy móc thiết bị và các thiết bị công nghệ khác. Máy móc thiết bị phải được làm sạch để chuẩn bị sửa chữa theo những quy định an toàn và chỉ dẫn sửa chữa theo những quy định an toàn  và chỉ dẫn sữa chữa. Trong những trường hợp cần thiết phải có đội chữa cháy bảo vệ.

Để tránh nguy hiểm cháy khi hàn điện ở những nhà và công trình có môi trường bình thường phải làm sạch chỗ hàn với bán kính 5 m cách vật liệu cháy. Để bảo vệ chống cháy cần sử dụng những tấm không cháy để che chắn, khi hàn tạm thời và hàn trên cao các mẫu que hàn phải bỏ vào thùng kim loại.

Nhiều trường hợp thiết bị hàn, dây dẫn và các thiết bị chuyển mạch đặt trên gỗ, bãi xây dựng nhà đang sửa chữa, trong các bể chứa. Trong trường hợp ấy thiết bị chống phá hủy cơ học đóng một vai trò quan trọng để loại trừ khả năng cháy. Kiểm tra chế độ hàn phải chú ý đến chiều dày tương ứng của que hàn thích hợp dòng điện định mức của máy biến áp nghi trên vỏ máy. Bán kính que hàn cho phép phụ thuộc giá trị dòng điện ghi trong tiêu chuẩn.

Trạng thái làm việc của thiết bị hàn phải đảm bảo sao cho nhiệt độ nóng các phần tử của máy phát không quá 750C, máy biến áp không quá 950C.

Trước khi khởi động máy biến áp hàn cần phải xem xét kỹ và làm sạch bụi bám, dùng mêgôm kế kiểm tra cách điện, kiểm tra tiếp đất vỏ máy. Máy biến áp và bộ nắn dòng phải đúng tần số.

Khi hàn hồ quang phải chú ý dây dẫn từ nơi cung cấp thiết bị hàn, dây dẫn phải đảm bảo độ bền, đúng mác. Chọn tiết diện dây dẫn cung cấp điện phải theo dòng điện định mức của phía sơ cấp máy biến áp.

Thiết bị hàn điện phải được trang bị bộ ngắt (cầu dao, khởi động từ v.v.) am pe kế để kiểm tra dòng điện.

Để dẫn điện tới bộ kẹp phải sử dụng dây dẫn mềm có cách điện cao su. Không sử dụng dây dẫn đã hỏng cách điện hay các dây dẫn về phải giống dây nối từ nguồn tới bộ kẹp điện.

Không được dùng dây dẫn về để làm dây tiếp đất.

Khi máy có hiện tượng hư hỏng phải kịp thời sửa chữa.


Nguyễn Văn Ngọ