Căn cứ quy định Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Bộ Công an hướng dẫn tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố như sau:
Tố giác hoặc báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân nhằm góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của người tố giác, báo tin về tội phạm được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể:
* Về quyền:
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa.
- Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
- Người tố giác tội phạm được yêu cầu biện pháp bảo vệ: Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì người tố giác tội phạm có quyền đề nghị được bảo vệ bởi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ. Khi xét thấy có căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.
* Về nghĩa vụ:
- Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.
* Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Trước khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố với cơ quan Công an, đề nghị xác định sơ bộ về tính chất, mức độ vụ việc, trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết của cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền để từ đó cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố đến đúng cơ quan có thẩm quyền, tránh mất thời gian, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra, khám phá tội phạm.
Việc xác định cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 9 và Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của cơ quan Công an tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án. Theo đó, chỉ có cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện, thị xã; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có chức năng giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Lưu ý: Các cơ quan Công an được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (được quy định tại Khoản 6, Điều 9 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015); Công an xã, phường, thị trấn; đồn Công an, trạm Công an không có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố.
* Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố có thể bằng các hình thức sau:
- Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1);
- Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1).
Khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.
* Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
- Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
- Khi hết thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Trong quá trình giải quyết hoặc sau khi có kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp không nhất trí với kết quả giải quyết hoặc cho rằng việc giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thỏa đáng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật tố tụng hình sự thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền khiếu nại theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Cấp, quản lý chứng minh nhân dân
- Cấp, quản lý thẻ căn cước công dân
- Chính sách
- Đăng ký, quản lý con dấu
- Đăng ký, quản lý cư trú
- Đăng ký,quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Khiếu nại,tố cáo
- Phòng cháy chữa cháy
- Quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- Quản lý vũ khí,vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- Quản lý xuất nhập cảnh
- Tổ chức cán bộ
- Lĩnh vực khác