A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công tác xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình quần chúng tham gia đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở

         Trong những năm qua, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, đan xen những mặt tích cực lẫn tiêu cực tác động đến việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và phát triển kinh tế của các quốc gia, dân tộc; các bất ổn chính trị, khủng hoảng di cư, xung đột vũ trang, bạo lực, khủng bố xảy ra ở nhiều nước. Các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá ta thông qua “diễn biến hòa bình” nhằm thúc đẩy “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tình hình tranh chấp trên biển đông diễn biến hết sức phức tạp.

Bên cạnh đó, do tác động của khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát sự triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân. Tại địa bàn tỉnh Kon Tum, nổi lên tình hình khiếu kiện liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù, giải tỏa xây dựng các dự án phát triển KT-XH trên địa bàn; việc xây dựng, cơi nới trái phép cơ sở thờ tự; hoạt động của tà đạo Hà mòn…; hoạt động lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ nhất là thông qua mạng xã hội, các đối tượng đã sử dụng Facebook, Zalo cá nhân nhân để bình luận, đăng bài, chia sẻ các bài viết có nội dung trái với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đăng tải thông tin sai sự thật; các đối tượng tham gia các tổ chức phản động như “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”… tăng cường các hoạt động móc nối, lôi kéo người dân nhằm gây mất ổn định tình hình ANTT tại địa phương. Hoạt động của một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng, ngày càng tinh vi và xảo quyệt, đặc biệt là các loại tội phạm xâm phạm sở hữu (tội phạm trộm cắp tài sản hoạt động lưu động, hủy hoại tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...), gây thương tích, tệ nạn xã hội, ma túy, cờ bạc, tình trạng thanh thiếu niên phạm tội, tai nạn giao thông… còn nhiều diễn biến phức tạp. Những vấn đề trên đã làm ảnh hưởng, tác động nhiều mặt đến tình hình an ninh, trật tự ở địa phương.

Trước tình hình trên, trong những năm qua Công an tỉnh đã chủ động tham mưu Tỉnh uỷ, UBND tỉnh nhiều văn bản lãnh, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các Kế hoạch và các Nghị quyết liên tịch, đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thu hút rộng rãi các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng, duy trì, kiện toàn hoạt động của các mô hình đảm bảo ANTT ở cơ sở gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”... Ngoài ra, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã tập trung chỉ đạo Công an các huyện, thành phố làm tốt công tác tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền cùng cấp xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình quần chúng tham gia đảm bảo ANTT ở cơ sở gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sng văn hóa”. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang tiếp tục củng cố, duy trì hoạt động của 48 mô hình, tổ chức quần chúng bảo vệ ANTT theo hướng “tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải” như: Tổ ANND; Tổ hòa giải; Tổ tự quản; Trường học đảm bảo ANTT và phòng, chống cháy, nổ; Camera giám sát về ANTT tại các xã Ya Xier, Rờ Kơi, Mô Rai, Sa Nhơn… Ngoài ra, trong các cơ quan, doanh nghiệp, lực lượng bán chuyên trách, chuyên trách cũng được thường xuyên xây dựng, củng cố, đáp ứng yêu cầu bảo vệ cơ quan, bảo vệ tài sản Nhà nước. Sự phát triển cả về số lượng, chất lượng các tổ chức, lực lượng làm công tác bảo vệ ANTT nói trên đã tạo được thế và lực cho cuộc đấu tranh bảo vệ ANQG, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo TTATXH ở cơ sở, góp phần củng cố thế trận ANND, kết hợp với thế trận quốc phòng toàn dân. Từ đó, góp phần đảm bảo ANTT tại địa bàn cơ sở, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội nói chung và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói riêng.

Mô hình Tổ thanh niên tự quản về ANTT xã Ya Tăng (huyện Sa Thầy)

Năm 2022 và những năm tiếp theo, bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến khó lường, tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và ANTT của đất nước, địa phương. Tình hình an ninh chính trị, kinh tế, xã hội nước ta cơ bản ổn định nhưng vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch và bọn phản động tiếp tục đẩy mạnh hoạt động “Diễn biến hòa bình”, trong đó chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng, chuyển hóa nội bộ, kích động gây rối ANTT, biểu tình, bạo loạn vẫn là hướng tấn công chính. Tình hình mâu thuẫn, khiếu kiện liên quan đến đất đai tiếp tục diễn biến phức tạp. Hoạt động của tội phạm hình sự có quy mô và chiều hướng gia tăng với thủ đoạn manh động, nguy hiểm. Tệ nạn xã hội, sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận nhân dân, nhất là thanh thiếu niên; ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế sẽ tiếp tục là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm. Những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ, đặt ra những thách thức, những nhiệm vụ rất nặng nề đối với công tác bảo vệ ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ nói chung; xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình quần chúng tham gia đảm bảo ANTT ở cơ sở gắn với thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tnh Kon Tum nói riêng.

Để góp phần đẩy mạnh công tác xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình quần chúng tham gia đảm bảo ANTT ở cơ sở gắn với thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số giải pháp, cụ thể như sau:

- Cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, quán triệt thực hiện thắng lợi những chủ trương lớn của Trung ương Đảng và Chính phủ trên lĩnh vực ANTT như: Kết luận số 86-KL/TW ngày 05/11/2010 và Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh quốc gia và phòng chống tội phạm trong tình hình mới; Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới”; Thông tư số 124/2021/TT-BCA, ngày 28/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định khu dân cư xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “an toàn về ANTT”…

- Cấp ủy, chính quyền và Ban Chỉ đạo các xã, thị trấn cần quan tâm hơn đến công tác xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình quần chúng tham gia đảm bảo ANTT ở cơ sở gắn với thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có văn bản hướng dẫn, quy định chung về quy chế hoạt động, cách vận hành cho mỗi loại mô hình trên toàn xã, đảm bảo hoạt động đúng quy định của hiến pháp, pháp luật... Tiếp tục củng cố các mô hình đang có (củng cố hồ sơ, nhân sự, chất lượng hoạt động…), nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến hoạt động có hiệu quả, kết thúc các mô hình hoạt động không hiệu quả, không còn phù hợp.

- Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, xã hội không để tội phạm lợi dụng hoạt động, chủ động nắm tình hình, giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong nội bộ nhân dân như: Khiếu kiện, tranh chấp đất đai có yếu tố tôn giáo, dân tộc, không để xảy ra phức tạp về ANTT. Nêu cao hơn nữa trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, đồng thời kiên quyết lấy hiệu quả công tác là một trong những căn cứ bắt buộc để nhận xét, đánh giá chất lượng đảng viên và đánh giá chất lượng công chức, viên chức hàng năm.

- Đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các quy định về sinh hoạt tôn giáo; thông báo kịp thời phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm... với nhiều hình thức, nội dung phong phú, tiếp tục phát huy tác dụng của các biện pháp vận động truyền thống (tổ chức hội nghị tuyên truyền, phát tờ rơi, phát thanh, truyền hình…). Kiến nghị ứng dụng nhiều hơn công nghệ vào công tác vận động, dân vận của từng cơ quan đơn vị (facebook, zalo...)

- Tiếp tục củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, vận động đoàn kết lương - giáo, đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong vùng dân tộc thiểu số và vùng đồng bào theo đạo nhằm làm thất bại âm mưu lợi dụng dân tộc, tôn giáo để kích động, chia rẽ của các thế lực thù địch. Tổ chức các hình thức và nội dung phù hợp để cổ vũ, biểu dương, nhân rộng gương “Người tốt, việc tốt” ở cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ ANCT, TTATXH và phòng chống tội phạm, đảm bảo TTATGT.

- Tiếp tục quan tâm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh đảm bảo nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các xã, thị trấn đối với các yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Xây dựng lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở cả về số lượng, chất lượng, chế độ đãi ngộ, đảm bảo đủ sức, đủ lực giải quyết kịp thời, có hiệu quả mọi vấn đề về an ninh trật tự ngay tại cơ sở.


Tác giả: Việt Đức