A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuẩn bị phương án cứu trợ thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”

Theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới, mưa, bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, lốc, sét, ngập lụt, nắng nóng, mưa đá và các loại hình thiên tai có thể xảy ra, phối hợp với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh thông tin kịp thời đến chính quyền, người dân để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại đời sống dân sinh.

Nhằm chủ động phương án trợ giúp xã hội; hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm ổn định đời sống Nhân dân, tại văn bản số 2374/UBND-NNTN ngày 04/7/2024, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới, mưa, bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, lốc, sét, ngập lụt, nắng nóng, mưa đá và các loại hình thiên tai có thể xảy ra, phối hợp với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh thông tin kịp thời đến chính quyền, người dân để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại đời sống dân sinh; kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở nơi không an toàn, ven sông, suối, khu vực có nguy cơ sạt lở, chủ động sơ tán người dân đến nơi an toàn; có phương án bảo đảm hậu cần và các nhu yếu phẩm thiết yếu tại các điểm sơ tán. 

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người làm công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; đa dạng các hình thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, điều kiện cụ thể của địa phương; hướng dẫn người dân chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại và chủ động nguồn lực để đảm bảo an sinh khi có sự cố, phòng tránh và giảm nhẹ khi thiên tai xảy ra.

Triển khai công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số 15/2023/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2023, trong đó lưu ý: xây dựng kế hoạch và chuẩn bị phương án cứu trợ thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” chi tiết, cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương; bảo đảm nguồn nhu yếu phẩm để ổn định đời sống Nhân dân trước, trong và sau thiên tai. 

Theo dõi, tổng hợp tình hình thiệt hại dân sinh (số người chết, người mất tích, người bị thương; số nhà đổ, sập, trôi, cháy, hư hỏng, số hộ, số khẩu thiếu lương thực, nhu yếu phẩm...) để kịp thời hỗ trợ khẩn cấp theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ; trong đó, ưu tiên nhóm đối tượng là người có công, gia đình chính sách, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng trợ giúp xã hội. Tổ chức thăm hỏi, động viên các cá nhân và gia đình bị thiệt hại do thiên tai. Thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định đời sống dân sinh cho người dân. 

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai tốt các phương án trợ giúp xã hội; hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm ổn định đời sống Nhân dân theo quy định.


Tác giả: BBT