A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh

Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 50/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước (QLNN) về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/01/2023.

 

Quy chế kèm theo Quyết định gồm 4 Chương, 21 Điều. Quy định trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước (BTNN) theo quy định Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức có mối quan hệ phối hợp liên ngành được quy định trong Quy chế này bao gồm: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; các cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng chân trên địa bàn tỉnh; các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định pháp luật.

Theo Quy chế, công tác phối hợp phải đảm bảo nguyên tắc chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, tôn trọng nguyên tắc thứ bậc trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và xác định trách nhiệm cụ thể giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm đảm bảo giải quyết vụ việc thuộc trách nhiệm bồi thường của nhà nước kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; Việc phối hợp hoạt động trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức và quy định của pháp luật, không làm cản trở đến hoạt động của cơ quan, tổ chức và ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân. 

Công tác phối hợp thể hiện trong các nội dung: Xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm; Bố trí người làm đầu mối phụ trách; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức được giao thực hiện công tác BTNN; Xác định cơ quan giải quyết bồi thường của nhà nước; Hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường; Theo dõi, đôn đốc thực hiện công tác BTNN; Tham gia xác minh thiệt hại, thương lượng việc bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ; Kiểm tra công tác bồi thường nhà nước và hoạt động giải quyết bồi thường; Báo cáo, thống kê thực hiện công tác BTNN tại địa phương; Hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp vướng mắc công tác BTNN.

Việc phối hợp thực hiện theo các hình thức trao đổi trực tiếp, gửi văn bản, tổ chức họp liên ngành hoặc hình thức khác liên quan phù hợp trong công tác bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết.

Cũng theo Quy chế, Công an tỉnh có trách nhiệm: (1) Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự và thi hành án hình sự trên địa bàn tỉnh; Xác định cơ quan giải quyết bồi thường khi có văn bản yêu cầu; (2) Tổ chức triển khai công tác bồi thường nhà nước trong hệ thống Công an nhân dân theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Công an cấp trên và Ủy ban nhân dân tỉnh.

 


Tác giả: Thái Ngân
Tin liên quan