A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 02/3/2022 của Chính phủ

“Tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế, thỏa thuận đã ký giữa lực lượng công an các cấp với lực lượng thực pháp luật phía Lào, Campuchia trong đấu tranh, phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự biên giới” là một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng biên giới.

Ngày 12/6/2023, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1745/UBND-KTTH về tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 02/3/2022 của Chính phủ (nhiệm vụ, giải pháp về phát triển bền vững KTXH) vùng biên giới.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý, phụ trách, chủ động nghiên cứu, tiếp tục quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện và tham mưu UBND tỉnh thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển bền vững KTXH vùng biên giới tại Nghị quyết số 23/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 2326/UBND-KTTH ngày 20/7/2022 và các nội dung đề xuất, kiến nghị của Bộ KHĐT tại Tờ trình số 2769/TTr-BKHĐT; trong đó, tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ: 

Về các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong năm 2023, các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh và UBND các huyện biên giới căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, chủ động rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách pháp luật về phát triển KTXH kết hợp với củng cố QPAN, đối ngoại tại khu vực biên giới. Thực hiện tốt công tác phối hợp với các bộ, ngành trung ương đối với các nội dung về Nghị định sửa đổi, bổ sung về công tác dân tộc theo hướng tích hợp, đặc thù cho địa bàn biên giới; cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. 

Tiếp tục triển khai hiệu quả 03 Chương trình MTQG và Chương trình KHCN phục vụ xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 để hỗ trợ người dân khu vực biên giới, DTTS và miền núi cải thiện đời sống, nâng cao giá trị sản phẩm trên địa bàn. 

Hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp để sản xuất, tiêu dùng của người dân nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành trung ương trong công tác mở, nâng cấp cửa khẩu, xây dựng công trình biên giới.

Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kết nối các cửa khẩu với khu kinh tế; đầu tư các đường tuần tra biên giới, hệ thống đường ra các mốc quốc giới, các đồn biên phòng.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần chuyển đổi mô hình sinh kế, cải thiện đời sống nhân dân tại các huyện biên giới thông qua các dự án cụ thể thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của Nhân dân về công tác biên giới lãnh thổ; làm tốt vai trò định hướng thông tin về các vấn đề biên giới lãnh thổ phục vụ hiệu quả công tác tuyên truyền về biên giới lãnh thổ.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của Nhân dân về công tác biên giới lãnh thổ (ảnh: congan.kontum.gov.vn)

Tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế, thỏa thuận đã ký giữa lực lượng công an các cấp với lực lượng thực pháp luật phía Lào, Campuchia trong đấu tranh, phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự biên giới.

Tổ chức triển khai hiệu quả các nội dung về Kế hoạch phát triển du lịch Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến 2030.

Về thực hiện các kiến nghị của Bộ KHĐT, Sở KHĐT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở GTVT, UBND các huyện biên giới và các đơn vị có liên quan: Tham mưu UBND tỉnh ưu tiên dành nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống, nhất là phát triển hệ thống hạ tầng giao thông kết nối từ vùng kinh tế phát triển tới vùng khó khăn; trong đó, cần thực hiện việc rà soát và xác định rõ đối tượng, địa bàn cụ thể, những công trình thực sự cần thiết, cấp bách, có tính liên kết vùng tại khu vực biên giới để tạo động lực thúc đẩy phát triển, bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải, kéo dài...

Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tập trung các giải pháp phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng đường biên giới đất liền hòa bình, hữu nghị và phát triển giữa Việt Nam và các nước láng giềng.

Chủ động đề xuất các dự án thu hút đầu tư có tính hiệu quả, khả thi cao; hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn nhằm huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng bảo đảm an sinh xã hội, gắn với quốc phòng, an ninh phù hợp với đặc điểm, thực tế và đinh hướng phát triển của từng địa phương biên giới.

Chủ động nắm bắt tình hình, dự báo, xử lý kịp thời và báo cáo đề xuất đối với các vấn đề vượt thẩm quyền về những diễn biến phức tạp tại khu vực biên giới đất liền…

 


Tác giả: Thái Ngân
Tin liên quan