A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm 2022

Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 194a/TB-VPCP ngày 03/7/2022 về kết luận của Thường trực Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội Quý II, 6 tháng đầu năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Ngày 29 tháng 6 năm 2022, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội Quý II, 6 tháng đầu năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Sau khi nghe Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, ý kiến của các đại biểu dự họp, phát biểu của các Phó Thủ tướng, Thường trực Chính phủ đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiêm túc chuẩn bị tương đối đầy đủ, toàn diện báo cáo phục vụ cuộc họp Thường trực Chính phủ. Các ý kiến phát biểu tại cuộc họp cơ bản đồng tình với các nội dung chính của các Báo cáo, đồng thời đóng góp thêm một số ý kiến bổ sung.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến phát biểu tại cuộc họp để hoàn thiện các Báo cáo, bảo đảm đánh giá khách quan, trung thực, khoa học, toàn diện, đồng thời tạo không khí, động lực cho các cấp, các ngành và nhân dân, không “tô hồng” nhưng cũng không “bôi đen”, có số liệu chứng minh cụ thể để báo cáo tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương; trong đó lưu ý một số nội dung sau:

Nhấn mạnh hơn bối cảnh quốc tế và trong nước 6 tháng đầu năm có nhiều biến động, nhất là khó khăn do tác động của dịch COVID-19; tác động tiêu cực của cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia lớn, nhất là xung đột quân sự giữa Nga – Ukraine; rủi ro lạm phát gia tăng, giá xăng dầu, nguyên vật liệu, đầu vào tăng cao... Với độ mở lớn, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ các biến động của quốc tế, khu vực. Đánh giá đầy đủ, khách quan, phân tích, nhận định chính xác những kết quả đạt được trên các lĩnh vực, nhất là việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó nêu rõ những đánh giá, nhận định của các tổ chức quốc tế về kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm, đặc biệt là việc Tổ chức S&P đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ “Triển vọng Ổn định”, chỉ số chất lượng sống của Việt Nam năm 2022 tăng 39 bậc so với năm 2021; tập trung giải quyết các vấn đề tồn đọng kéo dài; quyết liệt thực hiện các vấn đề đột xuất phát sinh theo các Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội; tổ chức thành công SEA Games 31; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, góp phần cải thiện đời sống nhân dân; quán triệt và triển khai quyết liệt công tác phòng, chống tham nhũng; kiên quyết, kiên trì đường lối đối ngoại, xử lý kịp thời, hài hoà, hợp lý các vấn đề phát sinh; các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về Việt Nam...

Phân tích sâu hơn các nguyên nhân chủ quan, khách quan của kết quả đạt được, nhất là sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát, đồng hành của Quốc hội; bản lĩnh, kiên định các nguyên tắc, mục tiêu, đồng thời nỗ lực, chủ động, sáng tạo, quyết liệt, chuyển đổi trạng thái linh hoạt trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; sự vào cuộc của cả hệ thống trị và nhân dân; sự ủng hộ của bạn bè, cộng đồng quốc tế; tập trung thực hiện 03 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng chiến lược và nguồn nhân lực; chủ động phân tích, dự báo, nắm chắc tình hình và đưa ra giải pháp phù hợp.

Làm rõ hơn các nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế nhất là giải ngân vốn đầu tư công, việc triển khai thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm; tiến độ tiêm vắc-xin chưa đạt mục tiêu đề ra...

Nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới:

- Kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm lớn của nền kinh tế; phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để kiểm soát hiệu quả lạm phát trong các tháng cuối năm; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, lũng đoạn thị trường; trước mắt chưa xem xét việc tăng giá các dịch vụ, mặt hàng do Nhà nước quản lý, đặc biệt là dịch vụ y tế, học phí.

- Chủ động nghiên cứu, đề xuất, có giải pháp hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp, đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội.

- Tập trung triển khai thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội mới được ban hành.

- Đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin, tăng cường công tác phòng chống, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế và tình trạng nhân viên ngành y tế bỏ việc.

- Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vốn cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án cấp bách, quan trọng quốc gia.

- Bộ Y tế khẩn trương rà soát, hoàn thiện danh mục và mức vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực y tế. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính sớm ban hành các văn bản hướng dẫn để có cơ sở thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ, sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông, internet và thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, sử dụng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc lập, phê duyệt các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia cho giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhất là các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo quy định.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phản ánh kịp thời, khách quan, trung thực, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các kết quả đạt được trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội góp phần tạo đồng thuận xã hội, tăng cường niềm tin của nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kiên định phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm kỷ luật phát ngôn theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ. Người đứng đầu các Bộ, cơ quan, địa phương phải tích cực chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với người đứng đầu của các Bộ, cơ quan, địa phương khác để xử lý, tháo gỡ kịp thời các vấn đề, vướng mắc phát sinh.

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động thực hiện các giải pháp theo thẩm quyền và quy định pháp luật để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, nhất là Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Tập trung chỉ đạo hoàn thiện, sớm trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan mình.

Bộ Y tế khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan rà soát tổng thể các quy định hiện hành liên quan đến hoạt động mua sắm thuốc, thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế, chủ trương xã hội hoá, hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế để ban hành trước ngày 04 tháng 7 năm 2022 các quy định, hướng dẫn theo thẩm quyền nhằm khắc phục ngay tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho người dân; kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với những vấn đề vượt thẩm quyền; tổ chức thực hiện đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương; chỉ đạo các tỉnh, các cơ sở y tế khẩn trương tổ chức đấu thầu thuốc theo đúng quy định, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm. Bộ Tài chính tập trung cao độ, chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để thực hiện hiệu quả yêu cầu nêu trên.

Phân công Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì, cùng với Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan có liên quan để chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện văn bản hướng dẫn về cơ chế đặc thù về chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc Chương trình phục hồi và


Tác giả: Khánh Vi