A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công an tỉnh Kon Tum: tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Quy chế công tác dân vận

Ngày 7/02/2020, Công an tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 1386-QĐ/TU, ngày 17-6-2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIII “về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị” và đề ra phương hướng, giải pháp công tác dân vận trong thời gian tới.

C:\Users\Administrator\Downloads\IMG_8346.jpg

Cán bộ chiến sỹ giúp nhân dân làng Play Sar làm giếng

Qua triển khai 10 năm thực hiện Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận của hệ thống chính trị, lãnh đạo các đơn vị và cán bộ, chiến sỹ lực lượng Công an tỉnh đã coi công tác dân vận là một trong những nội dung trong công tác đảng, chính trị và nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Với quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, bảo vệ ANTT cũng là sự nghiệp của quần chúng, công tác dân vận phải xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân, dựa vào dân, cùng với nhân dân thực hiện phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm để bảo vệ ANCT, giữ gìn TTATXH. Mỗi thành công, thành tích và sự lớn mạnh của lực lượng CAND đều có công lao đóng góp to lớn của nhân dân và kết quả đạt được. Lực lượng công an các cấp đã tham gia xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, góp phần đảm bảo giữ vững ổng định chính trị, xã hội. Thường xuyên tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, các tổ chức quần chúng ở cơ sở. Cấp tỉnh có 14 mô hình gồm: Mô hình “Dân vận khéo trong lĩnh vực công tác thanh tra vụ việc, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của lực lượng CAND” của Phòng Thanh tra; mô hình “Dân vận khéo trong lĩnh vực công tác vận động quần chúng giải quyết những vấn đề phức tạp trong dân tộc, tôn giáo” của Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ; mô hình “Dân vận khéo trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông” của Phòng Cảnh sát giao thông; mô hình “Dịch vụ chuyển phát Chứng minh nhân dân”, “Hệ thống điện tử”, “Cử cán bộ đến tận nhà những người già yếu, tàn tật để làm chứng minh nhân dân khi có yêu cầu” của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính; mô hình “24 giờ trải nghiệm”, “Heo đất nghĩa tình” của Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Công an tỉnh; mô hình “Trình diễn thoát nghèo, ổn định đời sống” của Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ; mô hình “Xây dựng nhân dân thành cơ sở trạm” của Phòng An ninh đối ngoại; mô hình “Vận động bà con từ bỏ Tà đạo Hà Mòn”, “Hướng dẫn tín đồ hoạt động tôn giáo đúng pháp luật”, “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân” của Phòng An ninh đối nội; mô hình “Vận động đối tượng truy nã đầu thú” của Phòng Cảnh sát hình sự. Cấp huyện có 4 mô hình gồm: Mô hình “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” của Công an thành phố Kon Tum; mô hình “Vườn rau dân quân” của Công an huyện Sa Thầy; mô hình “Tự phòng, tự quản” của Công an huyện Đăk Tô; mô hình “Tiểu ban giáo dục thanh thiếu niên vi phạm pháp luật” của Công an huyện Kon Rẫy.

http://m.baokontum.com.vn/uploads/Image/2015/08/19/Can%20bo%20Chien%20si%20ANND%20ltranh%20thu%20uy%20tin%20cua%20gia%20lang%20de%20lam%20cong%20tac%20van%20dong%20quan%20chung.jpg

Cán bộ, chiến sĩ Công an Kon Tum làm tốt công tác vận động quần chúng

Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an về bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đến nay, Công an tỉnh đã điều động 366 đồng chí là Công an chính quy xuống đảm nhiệm các chức danh Công an xã và cùng 558 đồng chí Công an xã bán chuyên trách đang hoạt động.

Trong công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể lực lượng công an các cấp đã lựa chọn, xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; xây dựng và duy trì hoạt động của các mô hình, tổ chức quần chúng tham gia giữ gìn ANTT ở cơ sở, chú trọng cơ chế tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải trong cộng đồng dân cư, cụ thể: 1.714 Tổ ANND; 206 Tổ hòa giải; 136 Tổ Bảo vệ dân phố với 539 đồng chí tham gia; 53 Tổ tự quản về ANTT; 45 mô hình với tên gọi khác: Mô hình “Tổ thanh niên xung kích”; “Tiếng kẻng an ninh”; “Tổ dân phố không có bạo lực gia đình”… Hướng dẫn cơ sở xây dựng và nhân rộng 03 mô hình, điển hình (Mô hình: “Sổ theo dõi tình hình ANTT, ATXH”; “Tổ cộng đồng tự quản”; “Tiếng kẻng làng tôi”) có hiệu quả trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Công tác vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; công tác giúp đỡ nhân dân. Từ năm 2010 đến nay, lực lượng Công an đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở tổ chức tuyên truyền được 3.000 đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự với 350.000 lượt người tham gia; tổ chức 180 lượt phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại các trường Đại học, Cao đẳng, THPT trên địa bàn với 80.000 giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia; tổ chức được 700 lượt phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại các cơ quan, doanh nghiệp; tổ chức được 45 Hội nghị già làng, người có uy tín trong dân tộc thiểu số, trong tôn giáo… Quần chúng nhân dân đã cung cấp cho lực lượng chức năng trên 1.200 nguồn tin có giá trị liên quan đến an ninh, trật tự; an toàn giao thông, thu hồi vũ khí vật liệu nổ; cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi tại địa bàn khu dân cư. Đoàn viên, hội viên tích cực tham gia hưởng ứng các chương trình do Đoàn thanh niên Công an tỉnh, Tỉnh đoàn phát động như: Chương trình thực tế “24 giờ trải nghiệm”; Tháng Ba biên giới; Nâng bước đến trường; các đợt hoạt động hướng về cơ sở trong Tháng Thanh niên; “Ngày thứ 7 tình nguyện” , “Ngày chủ nhật xanh”… Trong 10 năm qua, đoàn viên, hội viên đã tổ chức hơn 1.000 đợt tình nguyện tại vùng biên giới, vùng khó khăn, địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự; với các hoạt động như: Giúp đỡ ngày công lao động, tặng quà cho gia đình chính sách, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, học sinh nghèo vượt khó; tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí; tham gia hiến máu phục vụ công tác y tế…

Qua 10 năm thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, của Đảng ủy Công an Trung ương, sự phấn đấu nỗ lực chỉ đạo của Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh cùng toàn thể CBCS và với sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ của quần chúng nhân dân nên đã thu được một số kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của CBCS trong lực lượng CAND về công tác dân vận. Công tác vận động nhân dân xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có những chuyển biến tích cực; tội phạm được kiềm chế, tình hình ANTT trên địa bàn được giữ vững ổn định, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị thúc đẩy phát triển kinh tế-văn hóa của tỉnh.

Kinh nghiệm rút ra từ việc triển khai thực hiện công tác dân vận trong lực lượng CAND là phải được cấp ủy Đảng, lãnh đạo đơn vị, thực sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, là biện pháp cơ bản quan trọng nhất của lực lượng CAND; Công tác quán triệt các chủ trương, chính sách về công tác dân vận, tuyên truyền vận động phải được triển khai thường xuyên, liên tục và sâu rộng đến từng cơ sở Đảng, từng đơn vị nghiệp vụ, địa phương, cán bộ chiến sỹ CAND; mọi hoạt động dân vận đều hướng đến quần chúng nhân dân, phải biết dựa vào dân, coi nhân dân là chỗ dựa vững chắc để triển khai các mặt công tác Công an. Đồng thời, bản thân lực lượng Công an phải thực sự trong sạch, vững mạnh là tấm gương sáng mẫu mực để nhân dân noi theo, làm theo; phải gần dân, gắn bó mật thiết với nhân dân cùng với nhân dân để thực hiện; Phải thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, xem xét đánh giá uy tín của các lực lượng Công an trong tầng lớp nhân dân (Thông qua diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân). Chú trọng hướng dẫn, sơ kết, xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Hàng năm đánh giá tổng kết, và xây dựng phương hướng cho thời gian tiếp theo.

Trong thời gian đến, lực lượng công an các cấp tăng cường đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp công tác dân vận gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và các phong trào thi đua do ngành Công an phát động. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới lề lối làm việc, kiên quyết chống các biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân; Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự. Chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, phản động và tội phạm; tham gia thực hiện các Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, phòng, chống tệ nạn mua, bán người; phát hiện, tố giác tội phạm, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; đảm nhiệm việc cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tự tái hòa nhập cộng đồng; Không ngừng quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận trong lực lượng Công an đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực vận động quần chúng, khắc phục tình trạng đưa cán bộ phẩm chất năng lực yếu, kém và không có uy tín về làm công tác dân vận; Làm tốt công tác nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Chú trọng các mô hình, điển hình tiên tiến công tác dân vận trong lĩnh vực ANTT ở cơ sở, nhằm đưa công tác dân vận ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực.

N.B.B

 


Tin liên quan