A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công an xã Đăk La, huyện Đăk Hà vận động người dân tự nguyện giao nộp súng tự chế

Ngày 05/8/2019, cán bộ Công an xã Đăk La trong quá trình làm nhiệm vụ tại thôn 3, xã Đăk La, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum phát hiện tại nhà 01 người dân trên địa bàn có tàng trữ 02 khẩu súng tự chế bắn bằng cồn 90 độ nên đã tiến hành vận động người dân tự nguyện giao nộp.

Sau khi được vận động giải thích về tác hại cũng như tuyên truyền pháp luật liên quan, người dân đã tự nguyện giao nộp lại cho Công an xã. Qua quá trình tìm hiểu Công an xã được biết 02 khẩu súng trên được người dân mua vật liệu và học cách tự chế tác trên mạng xã hội (Youtube) với chi phí 200.000 đồng/khẩu. Đây là loại sung cực kỳ nguy hiểm có thể gây sát thương cho người, các mục tiêu hoặc thậm chí cả người sử dụng.

Đã có rất nhiều trường hợp đau lòng xảy ra khi sử dụng loại súng trên nhất là việc sử dụng để giải quyết mâu thuẫn hay như trẻ em tìm tòi tự chế tạo. Được biết, loại súng trên hoạt động dựa trên nguyên lý dãn nở của không khí do cồn được đốt cháy tạo ra lực đẩy, đẩy viên đạn là bi thủy tinh, viên đạn sau khi ra khỏi nòng súng có thể gây sát thương lớn cho mục tiêu.

C:\Users\Administrator\Desktop\IMG_20190806_083521.jpg

C:\Users\Administrator\Desktop\IMG_20190806_083516.jpg

02 khẩu súng và đạn được Công an xã vận động người dân giao nộp

Từ đầu năm đến nay, Công an xã Đăk La đã vận động tự nguyện giao nộp hoặc tiến hành thu giữ 12 trường hợp, thu 15 khẩu súng tự chế các loại trong đó chủ yếu là súng bắn cồn và súng bắn tên. Nhưng mới chỉ hạn chế được phần nào đó tình trạng người dân tự chế tạo, sử dụng các loại súng trên. Với đặc điểm dễ chế tạo, dễ sử dụng, giá thành rẻ nhiều các loại súng trên vẫn được nhiều người tìm chọn, chế tạo để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Người dân sử dụng súng cồn nếu bị phát hiện bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng, theo điểm d, khoản 4, Điều 10, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 về vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm; phạt tiền đến 20 triệu đồng nếu sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi nguy hiểm theo điểm b, khoản 5 của Nghị định này”.

Hoàng Giang