A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao chất luợng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ Phòng An ninh đối ngoại Công an tỉnh Kon Tum

Mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau cần phải xây dựng các giải pháp khác nhau để nâng cao chất luợng sinh hoạt chi bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đây là một đòi hỏi mang tính quy luật khách quan. Nâng cao chất luợng sinh hoạt chi bộ có vai trò rất quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức đảng.

Sinh hoạt chi bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình hoạt động của các tổ chức Đảng ở cơ sở cũng như của đảng viên, là một trong những công tác tư tuởng cơ bản đối với từng đảng viên, có tác động trực tíêp đến quá trình nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Sinh hoạt chi bộ có vị trí vai trò rất lớn đối với xây dựng nội bộ Đảng, củng cố, tăng cuờng đoàn kết thống nhất trong Đảng, khẳng định và phát huy mặt mạnh, chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên.

Sinh hoạt chi bộ là diễn đàn dân chủ phát huy tính sáng tạo của đảng viên để tìm chủ trương, biện pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị. Quá trình sinh hoạt chi bộ, trình độ của đảng viên đuợc nâng lên, từng đảng viên được trưởng thành. Do vậy, chất luợng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố quyết định sức sống, sự tồn tại, phát triển của chi bộ. Không tổ chức sinh hoạt chi bộ, chất lượng sinh hoạt chi bộ thấp thì chi bộ không thể hoàn thành nhiệm vụ. Thực tiễn đã chứng minh, những chi bộ trong sạch, vững mạnh là những chi bộ duy trì thành nề nếp sinh hoạt chi bộ, có nội dung sinh hoạt chi bộ phong phú, thiết thực, có hình thức sinh hoạt chi bộ đa dạng, chất lượng tốt.

Đảng bộ cơ sở Phòng An ninh đối ngoại là một đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Công an tỉnh với 43 đảng viên và 4 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 10/CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và hướng dẫn số 23-HD/ĐUCA ngày 08/01/2013 củ Ban Thuờng vụ Đảng uỷ Công an Trung ương về nội dung, biên pháp, quy trình sinh hoạt chi bộ trong Công an nhân dân, chất lượng sinh hoạt chi bộ tại các chi bộ thuộc Đảng bộ cơ sở Phòng An ninh đối ngoại đã được nâng lên. Chấp hành nghiêm túc, nề nếp chế độ sinh hoạt định kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng. Nội dung sinh hoạt chi bộ từng buớc đuợc đổi mới, sát với đặc điểm, tình hình của đơn vị, đã tập trung vào những vấn đề mới, nổi cộm, thiết thực phù hợp với nhiệm vụ được giao, góp phần bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, đảng viên. Dân chủ trong sinh hoạt chi bộ được mở rộng, kỷ cương, kỷ luật và nguyên tắc Đảng được giữ vững, đảng viên tham gia thảo luận, thể hiện chính kiến của mình, tạo được không khí cởi mở, chân thành. Đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình; phương pháp điều hành sinh hoạt, thảo luận, gợi mở vấn đề khoa học hơn, vai trò trách nhiệm người chủ trì, cấp uỷ được thể hiện rõ. Nhờ đó, các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cấp trên được quán triệt, triển khai kịp thời.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, trong sinh hoạt tại các chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở Phòng An ninh đối ngoại còn có một số hạn chế như đôi lúc việc sinh hoạt không đều, không đúng định kỳ, một số nội dung chưa thiết thực, ít có tác dụng với cán bộ, đảng viên; nhiều khi kết hợp việc sinh hoạt chi bộ với sinh hoạt đơn vị; nội dung sinh hoạt chi bộ chủ yếu kiểm điểm lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chưa quan tâm đúng mức đến việc đánh giá tình hình tư tuởng của đảng viên và công tác quản lý đảng viên. Việc thông tin phổ biến tình hình cho đảng viên còn ít và thiếu tính thời sự. Việc sinh hoạt chuyên đề nội dung chưa sâu, nặng về hình thức, truyên truyền, nhiều khi chưa chú ý đến việc thảo luận ra nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo từng mặt công tác của đội… Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại nêu trên chủ yếu do:

– Cấp uỷ, Bí thư chi bộ chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ và yêu cầu của việc nâng cao chất luợng sinh hoạt chi bộ nên chưa thực sự quan tâm suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp nâng cao chất luợng sinh hoạt chi bộ, chưa phân định rõ ranh giới, chưa có sự phân biệt giữa sinh hoạt chi bộ và sinh hoạt đơn vị.

– Một số đảng viên chưa thực hiện đúng quy định về chế độ sinh hoạt chi bộ có biểu hiện coi nhẹ việc tham gia sinh hoạt chi bộ.

– Công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ chưa chu đáo, điều hành sinh hoạt khô cứng, chưa có giải pháp để gợi ý, khuyến khích đảng viên phát biểu chủ yếu là chỉ định, làm cho buổi sinh hoạt chi bộ tẻ nhạt, nhàm chán, sinh hoạt theo kiểu bắt buộc, hình thức, gây tâm lý nặng nề cho đảng viên sau mỗi lần sinh hoạt.

– Do cấp uỷ, đồng chí bí thư kiêm nhiệm đôi lúc áp lực công tác chuyên môn khá lớn nên thời gian dành cho công tác đảng còn hạn chế; trong việc chủ trì sinh hoạt chi bộ còn nặng về công tác chuyên môn hơn công tác đảng.

– Việc tổ chức buổi sinh hoạt thường kỳ chưa bám sát với nội dung theo quy định Chỉ thị số 10/CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và Hướng dẫn số 23-HD/ĐUCA ngày 08/01/2013 của Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương về nội dung, biên pháp, quy trình sinh hoạt chi bộ trong Công an nhân dân.

Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, thiết thực góp phần xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh cần thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:

– Một là: Cần tập trung nâng cao chất lượng đảng viên

Chất lượng đảng viên phần lớn do chính đảng viên tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện mà hình thành, song chi bộ cũng có vai trò rất quan trọng, bởi bất cứ đảng viên nào cũng phải sinh hoạt trong một chi bộ nhất định và chịu sự giáo dục, quản lý, phân công công tác của chi bộ. Vì vậy, để nâng cao chất luợng đảng viên, chi bộ phải tập trung làm tốt nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện, quản lý, phân công công tác cho đảng viên, đồng thời thực hiện tốt công tác kết nạp đảng viên.

Giáo dục, rèn luyện đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên của chi bộ trong tình hình hiện nay. Khi các thế lực thù địch đang gia tăng các hoạt động chống phá sự lãnh đạo của Đảng, chia rẽ sự đoàn kết giữa Đảng và nhân dân; sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tình trạng tham nhũng, tiêu cực của một bộ phận không nhỏ càn bộ, đảng viên đã và đang làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, thì việc tăng cường giáo dục rèn luyện đảng viên là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, cấp thiết của chi bộ. Cần bám sát yêu cầu nhiệm vụ công tác xây dựng đảng theo từng thời kỳ; thông qua sinh hoạt chi bộ, nhất là sinh hoạt chuyên đề để giáo dục đảng viên về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nuớc, nhiệm vụ của ngành, giáo dục lòng yêu nuớc, rèn luyện ý chí quyết tâm chiến đấu, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt, hiện nay phải tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống, nâng cao tính tiên phong guơng mẫu, phẩm chất, năng lực cho cán bộ, đảng viên.

Cấp ủy, nhất là đồng chí Bí thư chi bộ phải quản lý chặt chẽ, nắm rõ từng đảng viên về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, trình độ, quan hệ xã hội, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu, việc chấp hành kỉ luật, kỉ cương, chất lượng đội ngũ đảng viên trong chi bộ.

Phân công công tác cho đảng viên bảo đảm mỗi đảng viên trong chi bộ đều có nhiệm vụ cụ thể, phù hợp. Khi phân công công tác cho đảng viên, chi bộ cần bám sát, nhắc nhở để đảng viên hoàn thành nhiệm vụ đuợc phân công, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ đuợc giao là cơ sở để đánh giá phân loại đảng viên hằng năm.

Kết nạp đảng viên là nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng sức chiến đấu và bảo đảm tính kế thừa, phát triển của Đảng. Để thực hiện tốt công tác này, chi bộ cần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác kết nạp đảng viên đối với công tác xây dựng đảng, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của chi bộ, chủ động xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên.

Hai là: Nâng cao chất luợng sinh hoạt chi bộ

Sinh hoạt chi bộ là hoạt động chủ yếu của chi bộ, tại đây đảng viên đuợc tham gia bàn bạc, bày tỏ nguyện vọng chính kiến của mình trước chi bộ, đồng thời thực hiện tự phê bình và phê bình theo nguyên tắc của Đảng. Qua đó, tạo được sự thống nhất về tư tưởng và hành động, tạo được sự đoàn kết trong chi bộ. Do đó cần phải:

– Duy trì nề nếp sinh hoạt chi bộ định kì. Đây là việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính đảng cho đảng viên, đề cao trách nhiệm của chi ủy, bí thư chi bộ.

– Chuẩn bị kỹ nội dung để đảm bảo cho nội dung sinh hoạt chi bộ đạt hiệu quả cao. Trong sinh hoạt chi bộ luôn đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu, do đó nội dung, hình thức sinh hoạt cần có sự tính toán kỹ, tránh lan man, đi vào lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyên môn.

– Mở rộng dân chủ, giữ nghiêm kỉ cuơng, kỷ luật trong sinh hoạt đảng để phát huy cao nhất trí tuệ, tính tích cực của đảng viên tham gia công tác lãnh đạo của chi bộ, củng cố và tăng cường sự đoàn kết trong tổ chức đảng.

Ba là, đề cao vai trò, trách nhiệm của Bí thư chi bộ và từng cán bộ, đảng viên

Bí thư chi bộ là nguời có trách nhiệm cao nhất trong hoạt động của chi bộ. Do đó, Bí thư chi bộ phải là tấm gương, chỗ dựa tinh thần cho cán bộ, đảng viên, quần chúng trong chi bộ, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống trong sạch, gương mẫu về mọi mặt, thực hiện nề nếp, đúng chế độ, quy định sinh hoạt chi bộ, công tâm, khách quan trong giải quyết các vấn đề của chi bộ, có như vậy mới phát huy được dân chủ, tính tích cực của cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần học hỏi, không ngừng đấu tranh với những biểu hiện về suy thoái tư tuởng, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Bốn là, nâng cao chất lượng điều hành trong sinh hoạt chi bộ. Người chủ trì, điều hành cuộc họp chi bộ phải thực hiện đầy đủ các nội dung trong chương trình đề ra, nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian sinh hoạt. Nội dung báo cáo truớc chi bộ phải rõ ràng, ngắn gọn để dành nhiều thời gian cho phần thảo luận.

Chủ trì buổi sinh hoạt phải thực sự công tâm, dân chủ, khách quan, lắng nghe ý kiến phát biểu của đảng viên, gợi mở những vấn đề thiết thực để đảng viên thảo luận. Những vấn đề cần phải biểu quyết nhưng đang còn những ý kiến khác nhau thì chi bộ cần trao đổi, thảo luận kỹ tạo sự thống nhất truớc khi biểu quyết.

Xuân Giáp


Tin liên quan