A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hiện tượng “Flashover” – nỗi kinh hoàng của lính chữa cháy

 

Vụ cháy một căn phòng nữ ngày 14/9/2002 ở Neuilly (Pháp) đã cướp đi sinh mạng của 5 lính cứu hỏa. Trong khi tiến hành điều tra, người ta đưa ra hai hiện tượng là “backdraft” và “flashover” để giải thích về những cái chết này. Chúng là gì mà nguy hiểm đến vậy?

 

ấyc

Ảnh minh họa


Không người lính nào không biết hiện tượng “backdraft”: khí đốt từ các loại vật liệu cháy như gỗ để cạnh lò tích tụ vào một phòng kín. Khi đó, nếu gặp một luồng khí ôxy ùa vào đột ngột, chẳng hạn khi mở cửa phòng, sẽ gây nổ ngay tức khắc. Trong trường hợp như vậy, lính cứu hỏa thường có thể nhận biết những dấu hiệu từ bên ngoài như: căn nhà hầu như khép kín, không có lửa cháy phì ra hay chỉ có những ngọn lửa xanh rất nhỏ, những đám khói nhỏ màu đen sau đó chuyển sang vàng bốc ra từ những khe hở, các cửa sổ nhà bị nhuộm đen…

Nhưng hiện tượng “flashover” thì khó nhận biết hơn nhiều. Chúng được được lính cứu hỏa Mỹ gọi là “kẻ giết người thầm lặng và nhanh nhạy”, gây ra do việc tăng nhiệt độ tới mức có thể khiến các vật liệu trong phòng tự bốc cháy, kéo theo sự bùng lửa đột ngột của cả căn phòng. Quả cầu lửa này để lại rất ít cơ may sống sót cho lính cứu hỏa. Dấu hiệu nhận biết khi nó sắp diễn ra nhiệt độ trong phòng cao và những ngọn lửa trong giới hạn khói, không khí. Trong tình huống đó, lính cứu hỏa chỉ có 2 giây để di dời. Điều này đòi hỏi họ phải đứng cách lối thoát ít nhất 2 m, nhanh chóng nằm sát xuống đất nhưng đồng thời vẫn phải tiếp tục mở vòi phun nước và để ngay phía trên đầu.

“Flashover” về nguyên tắc có thể đề phòng trước được sau khi nhận thấy một số dấu hiệu khả nghi. Nhưng trên thực tế, người ta không thể biết chính xác lúc nào nó sẽ xảy ra, cũng như liệu nó có xảy ra hay không. Do đó, theo các chuyên gia về phòng cháy chữa cháy, trước những dấu hiệu khả nghi có hiện tượng “flashover” thì tốt nhất nên dùng vòi rồng xịt nước từ xa, và khi tiếp cận phải hết sức thận trọng. Ngoài ra, để tránh những hậu quả đáng tiếc, người ta đã nghĩ ra việc sử dụng các vòi rồng phun hơi nước giống như sương mù.

Sưu tầm

(Đình An – Phòng CS PCCC&CNCH)