A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Ngày 31 tháng 01 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 258/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Kế hoạch nhằm tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện các quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP; tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng thi hành pháp luật để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Kế hoạch xác định nội dung trọng tâm cần thực hiện, gồm:

Về Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Tổ chức triển khai Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật; phổ biến, quán triệt, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Về Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh:

Lĩnh vực thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Lĩnh vực trọng tâm, liên ngành: Thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023; lĩnh vực khác: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã tùy vào đặc điểm, tình hình của từng cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP và Thông tư số 04/2021/TT-BTP nhằm đảm bảo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo đúng nguyên tắc “thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm”.

Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở đánh giá các nội dung được quy định tại các Điều 7, 8, 9 và 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP và tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 5 Thông tư số 14/2014/TT-BTP.

Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Tổ chức thu thập, xử lý thông tin (tiếp nhận, thu thập thông tin phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin quản lý nhà nước theo lĩnh vực; thông tin từ kết quả hoạt động của các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư số 04/2021/TT-BTP); kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật (thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành kiểm tra, điều tra, khảo sát các lĩnh vực theo Quyết định của Thủ thướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trong tâm, liên ngành năm 2023; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi trách nhiệm theo quy định của pháp luật); xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP và Điều 7.

Nếu phát hiện những hạn chế, bất cập trong quá trình thu thập thông tin, kiểm tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật dẫn đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm thì Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định của pháp luật.


Tác giả: Thái Ngân