A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường phòng chống thiên tai, tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Các sở, ban ngành, các đơn vị thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương rà soát để bổ sung, hoàn thiện các kế hoạch, biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, động đất, tai nạn lao động; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai, tai nạn lao động.

Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 2833/UBND-NNTN triển khai Công văn số 10794-CV/VPTW ngày 05 tháng 8 năm 2024 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, động đất, tai nạn lao động. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ban ngành, các đơn vị thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương rà soát để bổ sung, hoàn thiện các kế hoạch, biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, động đất, tai nạn lao động; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai, tai nạn lao động; kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động dẫn đến các vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng theo thẩm quyền, quy định. 

 Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn, diễn tập nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai, động đất, tai nạn lao động cho người dân để chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại; theo dõi, thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách, các hoạt động hỗ trợ, động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với gia đình nạn nhân bị thiệt hại do thiên tai, động đất, tai nạn lao động, bảo đảm sớm ổn định cuộc sống trước mắt và lâu dài; linh hoạt và ưu tiên sử dụng các nguồn kinh phí để giải quyết ngay các yêu cầu cấp bách liên quan đến phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, động đất, tai nạn lao động, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, đúng đối tượng, không để thất thoát, tiêu cực, sau đó tổng hợp gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hoặc báo cáo Chính phủ hỗ trợ theo quy định. 

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông theo chức năng, nhiệm vụ theo dõi, phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương (Viện Vật lý địa cầu,…) khi vào tỉnh Kon Tum thực hiện công tác khảo sát, quan trắc và nghiên cứu chi tiết về địa chất kiến tạo, chế độ địa chấn trong khu vực các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh đang gặp hiện tượng động đất kích thích để xác định nguyên nhân, mức độ nguy hiểm, mức độ rủi ro để cập nhật bổ sung, xây dựng các phương án ứng phó, giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra.


Tác giả: BBT
Tin liên quan