Nhìn nhận Tik Tok về khía cạnh an ninh quốc gia
ByteDance, một công ty công nghệ có trụ sở tại Trung Quốc phát triển TikTok, một nền tảng truyền thông xã hội dựa trên video, là nền tảng truyền thông xã hội đầu tiên do Trung Quốc sản xuất đã trở nên phổ biến toàn cầu, vượt mốc 2 tỷ lượt tải xuống tích lũy vào tháng 4 năm 2020. Sự phổ biến rộng rãi của TikTok trên toàn thế giới đã khiến nó bị giám sát chặt chẽ hơn, tiêu biểu là sau nỗ lực của Chính quyền Trump cấm ứng dụng này ở Hoa Kỳ do những lo ngại về an ninh quốc gia.
Tại sao các quốc gia đang cố ngăn cấm Tiktok
Trong những tháng gần đây, các nhà lập pháp ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Canada đã tăng cường nỗ lực hạn chế quyền truy cập vào TikTok, ứng dụng video dạng ngắn phổ biến rộng rãi thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance, viện dẫn các mối đe dọa bảo mật.
Các nhà lập pháp và cơ quan quản lý ở phương Tây ngày càng bày tỏ lo ngại rằng TikTok và công ty mẹ của nó, ByteDance, có thể đưa dữ liệu nhạy cảm của người dùng, như thông tin vị trí, vào tay chính phủ Trung Quốc. Họ đã chỉ ra luật cho phép chính phủ Trung Quốc bí mật yêu cầu dữ liệu từ các công ty và công dân Trung Quốc cho các hoạt động thu thập thông tin tình báo. Họ cũng lo lắng rằng Trung Quốc có thể sử dụng đề xuất nội dung của TikTok để cung cấp thông tin sai lệch.
Ấn Độ đã cấm nền tảng này vào giữa năm 2020, khiến ByteDance trở thành một trong những thị trường lớn nhất của họ, khi chính phủ đàn áp 59 ứng dụng do Trung Quốc sở hữu, cho rằng họ đang bí mật truyền dữ liệu của người dùng đến các máy chủ bên ngoài Ấn Độ.
Kể từ tháng 11, hơn hai chục bang đã cấm TikTok trên các thiết bị do chính phủ cấp và nhiều trường cao đẳng – như Đại học Texas ở Austin, Đại học Auburn và Đại học Boise State – đã chặn ứng dụng này khỏi mạng Wi-Fi của khuôn viên trường. Ứng dụng này đã bị cấm trong ba năm trên các thiết bị của chính phủ Hoa Kỳ được sử dụng bởi Quân đội, Thủy quân lục chiến, Không quân và Cảnh sát biển. Nhưng các lệnh cấm thường không mở rộng đến các thiết bị cá nhân. Và sinh viên thường chỉ cần chuyển sang dữ liệu di động để sử dụng ứng dụng.
Tiếp sau Mỹ, cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã tạm thời cấm TikTok trên điện thoại của các nhân viên. Ủy ban châu Âu nói rằng trong nỗ lực “bảo vệ dữ liệu và tăng cường an ninh mạng”, các nhân viên làm việc tại Ủy ban đã được lệnh xóa ứng dụng TikTok khỏi điện thoại và thiết bị thông tin của họ. Ủy ban này cho biết có khoảng 32.000 nhân viên hợp đồng và chính thức, và họ bắt buộc phải gỡ bỏ TikTok trước ngày 15/3/2023.
Những lệnh cấm này tập trung vào những lo ngại rằng vì công ty mẹ của TikTok là ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh nên chính phủ Trung Quốc có thể buộc công ty này chia sẻ dữ liệu cá nhân của công dân nước ngoài. Mặc dù kiểu hợp tác này là một kịch bản có thể xảy ra, nhưng đã có rất ít nghiên cứu được thực hiện để hiểu chính phủ Trung Quốc ra lệnh kiểm soát hoạt động của TikTok như thế nào và ở mức độ nào
Các nghị sĩ và quan chức tình báo Mỹ cũng lo ngại rằng các quan chức chính phủ Trung Quốc có thể tiếp cận dữ liệu của người sử dụng Mỹ từ ByteDance bởi luật pháp Trung Quốc cho phép các nhà chức trách có thông tin của công ty để phục vụ cho các mục đích liên quan đến an ninh quốc gia.
Dữ liệu này có thể được chia sẻ, bán và lưu trữ vĩnh viễn, điều này làm dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng về sự an toàn của người dùng Mỹ, địa chỉ IP của họ và thông tin cá nhân khác. Dữ liệu này có thể dễ dàng mang lại thông tin nhạy cảm về mối quan hệ, hành vi, sở thích và lỗ hổng của người dùng. Nó cho phép chính phủ Trung Quốc xây dựng một hồ sơ đầy đủ về tất cả các công dân khi sử dụng nền tảng này, đặc biệt là với con cái của chúng tôi. Thêm vào đó, nó ảnh hưởng một cách chiến lược đến những video và nội dung mà người dùng được hiển thị. Bên cạnh đó, TikTok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt là bản quyền phim, cùng với đó là các thông tin tự ý sử dụng hình ảnh, vi phạm quyền riêng tư của người dùng.
Âm mưu của các thế lực thù địch
Mặc dù nội dung chống, phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị vẫn không thay đổi (tấn công vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta), nhưng hình thức, thủ đoạn chống, phá đã có sự thay đổi, với những chiêu trò mới, nguy hiểm hơn. Đó là, chúng triệt để lợi dụng sự phát triển của Internet và mạng xã hội để lan truyền những thông tin sai trái, bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn đúng sai, thật giả, hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu; thông tin chưa được kiểm chứng; sử dụng ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, soi mói, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc…
Tiếp nối thành công của các trang mạng xã hội Youtube, Facebook, Tiktok hiện đang là cái tên rất “hot” trong giới trẻ, với nhiều trào lưu mới lạ, thu hút hàng tỷ người dùng. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích tích cực mà trang mạng xã hội này mang lại, trên Tiktok, một số đối tượng đã lợi dụng nó để thực hiện những âm mưu, thủ đoạn nhằm bôi nhọ, xuyên tạc hình ảnh lãnh tụ vô cùng nguy hiểm. Trước đây nền tảng TikTok có nội dung thuần túy về giải trí. Thế nhưng, bắt đầu từ năm 2022 trở lại đây, trên nền tảng này xuất hiện nhiều nội dung chống phá Đảng, Nhà nước.
Nội dung chống phá Đảng, Nhà nước trên TikTok
Trên TikTok cũng xuất hiện nhiều video có nội dung xuyên tạc về lịch sử văn hóa Việt Nam, các nội dung sử dụng hình ảnh khiêu gợi, hở hang, đi kèm nội dung hạ thấp con người Việt Nam, bên cạnh đó là những nội dung gây nguy hiểm với trẻ em. Không chỉ vậy, nền tảng này còn dung túng, khuyến khích tạo thuận lợi cho nhiều hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và truyền thông, TikTok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả. Điều này dẫn đến các thế lực thù địch đang khai thác triệt để môi trường này để thực hiện các âm mưu, ý đồ của chúng
Nhầm lẫn là Võ Thị Sáu, tội phạm nước ngoài được Tiktoker Việt tung hô
Sự thật cho thấy, đã rất nhiều người tiếp cận và theo dõi những nội dung sai lệch, xuyên tạc này trong một thời gian dài. Vậy, trong đó, sẽ có bao nhiêu người bị tác động bởi những tư tưởng sai lệch, từ đó không giữ vững lập trường chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng, mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”? Đặc biệt, mạng xã hội Tiktok là một sản phẩm mang tính đặc thù, được ưa chuộng bởi phần đông thanh thiếu niên – những cá nhân đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhận thức. Vậy, sẽ dẫn đến tình trang nhiều thanh thiếu niên vì tò mò mà sẽ tìm đến những nội dung độc hại được lan truyền trên TikTok.
Những vi phạm của TikTok và nỗ lực định danh người dùng tại Việt Nam
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm, một trong những lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và truyền thông là quản lý thông tin trên mạng xã hội, đấu tranh chống các thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật, các quan điểm sai trái phát tán trên mạng xã hội. Cụ thể là rà soát, đánh giá những vi phạm của cá nhân người tham gia mạng xã hội, những tác nhân tham gia hệ sinh thái, trong đó quan trọng là các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới.
Thông tin về những vi phạm của Tiktok tại Việt Nam, đại diện Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử nêu rõ, thứ nhất, Tiktok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí là gây nguy hiểm với trẻ em.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm chủ trì cuộc họp báo
Thứ hai, sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ.
Thứ ba, không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái….
Thứ tư, không quản lý hoạt động của các idol TikTok, nhiều idol TikTok có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa để nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn tạo trend để thu lời từ những nội dung này.
Thứ năm, không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt là các nội dung trích từ phim.
Thứ sáu, Tiktok cũng không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, hoặc bôi nhọ, xúc phạm người khác.
Những vi phạm này của Tiktok đã gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới người dùng. Theo ông Do, những sai phạm của TikTok để lại hệ lụy nghiêm trọng như tạo môi trường thuận lợi cho tin giả phát tán, gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn cho xã hội. Khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống của giới trẻ, làm băng hoại giá trị văn hóa của dân tộc.
Chính sự quản lý lỏng lẻo của nền tảng này đã khuyến khích, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bất hợp pháp; nội dung vi phạm bản quyền tràn lan.
Thực tế tình trạng vi phạm hiện nay không chỉ trên Tiktok mà ở các nền tảng mạng xã hội khác cũng có những biến thể với tính năng tương tự trên Facebook Reels và YouTube Shorts. Video dạng ngắn như TikTok đang được ưa chuộng và dễ dàng tạo trend hơn dạng video dài và văn bản, hình ảnh…
Tại phiên giải trình do Ủy ban Tư pháp tổ chức ngày 8/5, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng đã cho biết Nghị định của Chính phủ thay thế nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng cũng sẽ được ban hành trong năm nay. "Nghị định mới yêu cầu các chủ tài khoản mạng xã hội thực hiện định danh, dù sử dụng nền tảng của nước ngoài như Facebook, TikTok, YouTube hay trong nước", Thứ trưởng nói. "Với tài khoản không định danh sẽ bị đấu tranh, ngăn chặn, xử lý với các mức độ khác nhau".
Đề xuất này nằm trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
Việc định danh này được thực hiện bằng cách xác thực tên thật và số điện thoại. Dự kiến tại Việt Nam, các mạng xã hội chỉ cho tài khoản đã được định danh viết bài, bình luận, sử dụng tính năng livestream (phát trực tiếp). Nếu không, người dùng chỉ được xem nội dung.
Theo dự thảo, mạng xã hội chịu trách nhiệm định danh người dùng. Ngoài ra, họ phải quản lý nội dung livestream, gỡ bỏ ngay trong vòng ba giờ khi có yêu cầu. Trong trường hợp các kênh và tài khoản có nhu cầu cung cấp dịch vụ phát sinh doanh thu, người dùng cần đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Việc quản lý và định danh tài khoản số sẽ giúp các quy định pháp luật được áp dụng một cách thống nhất, bình đẳng, không phân biệt đời thực hay trên mạng. Điều này góp phần loại bỏ nội dung xấu độc, sai trái, vi phạm hoặc gây hại trên các nền tảng mạng xã hội nói chung và TikTok nói riêng, bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng.