A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Báo cháy giả có thể bị xử phạt đến 5.000.000 đồng

 

Mỗi ngày, Đội Chữa cháy thuộc Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ – Công an tỉnh Kon Tum phải tiếp nhận hàng trăm cuộc gọi quấy nhiễu qua số điện thoại nóng 114. Việc làm vi phạm pháp luật này của một số người không chỉ gây phiền toái cho các cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy và cứu hộ cứu nạn mà còn cản trở công tác công tác triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH.

 

C:UsersHIEU_PCCCAppDataLocalMicrosoftWindowsINetCacheContent.Word23844493_869850859840421_6999654375477611362_n.jpg

Cán bộ của Đội Chữa cháy thuộc Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đang thực hiện công tác

tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy và cứu nạn cứu hộ


Những cuộc gọi quấy nhiễu CBCS làm nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý thông tin ở Đội Chữa cháy diễn ra thường xuyên như cơm bữa, nhất là vào buổi chiều hoặc đêm khuya các ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc ngày lễ. Theo thống kê của đơn vị, khoảng 70% cuộc gọi đến số điện thoại nóng 114 là để trêu chọc, báo cháy giả hoặc chửi bới, lăng mạ cán bộ chữa cháy. Những cuộc gọi quấy nhiễu này khiến lực lượng trực tiếp nhận và xử lý thông tin nhiều lúc rơi vào cảnh dở khóc, dở cười.

Đồng chí Nguyễn Đăng Huy, cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH kể: “Có chị nhiều lần gọi điện đến nhưng không phải để báo cháy mà hỏi những câu vu vơ như: Anh tên gì?, Đang làm gì đấy?, Ăn cơm chưa? hoặc Anh ơi, cháy rồi? Tim em đang bốc cháy vì anh rồi… Bị chọc phá nhiều, tuy nhiên chúng tôi vẫn phải kiên nhẫn với những trò trêu chọc như vậy, vì sợ nếu xảy ra cháy thật”.

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 40, Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định hành vi báo cháy giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, một số người dân dường như không biết đến quy định này nên vẫn lấy việc quấy nhiễu lực lượng Cảnh sát PCCC làm thú vui giết thời gian. Cũng vì thường xuyên bị “nhiễu” thông tin, sau khi nhận được tin báo cháy, một số trường hợp CBCS phải gọi điện cho Cảnh sát khu vực để xác minh thông tin. Điều này ít nhiều gây chậm trễ trong công tác PCCC.

Đống chí Đại úy Phan Viết Công – Đội trưởng Đội Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cho biết: “Mỗi ngày đơn vị đều phân công, chia các ca trực điện thoại đối với cán bộ, chiến sỹ. Ngoài việc quán triệt anh em cần hết sức bình tĩnh, kiềm chế để sàng lọc các tin báo cháy thật, đơn vị tăng cường phối hợp với các đơn vị viễn thông trong việc quản lý các thuê bao nhằm phát hiện các trường hợp thường xuyên gọi điện quấy nhiễu lực lượng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.


Ngọc Hiếu (Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH)


Tin liên quan