Nghị định số 83/2017/NĐ-CP – cơ sở pháp lý triển khai công tác cứu nạn cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH trong tình hình mới
Cách đây 5 năm, năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã bán hành Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg, ngày 15/10/2012 quy định về công tác cứu nạn cứu hộ (CNCH) của lực lượng PCCC. Qua 5 năm triển khai thực hiện, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH cả nước đẫ đạt được những thành quả nhất định: đã trực tiếp chỉ huy tổ chức CNCH 16.537 vụ, giải thoát và hướng dẫn thoát nạn 1.682.683 người, cứu 3.313 người và tìm kiếm hàng nghìn thi thể…Tuy nhiên trong quá trình triển khai thì Quyết định 44 còn một số điểm chưa phù hợp, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần phải sửa đổi để phù hợp với tình hình mới.
Để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH thực hiện công tác CNCH hiệu quả, ngày 18/7/2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác CNCH của lực lượng Cảnh sát PCCC, Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 4/10/2017 thay thế cho Quyết định số 44, Nghị định 83/2017/NĐ-CP gồm 7 chương, 45 điều, áp dụng với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động cư trú trên lãnh thổ Việt Nam; trường hợp có điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước Quốc tế.
Nghị định đã quy định rõ các nội dung như: Nguyên tắc hoạt động CNCH (điều 4); phạm vi hoạt động của lực lượng PCCC (Điều 5)….đặc biệt Nghị định còn quy định rõ các hành vi nghiêm cấm trong công tác CNCH, chế độ chính sách đối với từng đối tượng, từng trường hợp thuộc lực lượng PCCC khi tham gia CNCH.
Nghị định có hiệu lực là cơ sở pháp lý cho lực lượng Cảnh sát PCCC xây dựng lực lượng CNCH tinh nhuệ, có đủ thể lực, kỹ thuật, khả năng xử lý các tình huống tai nạn, sự cố phức tạp khó khăn trong thực tế.
Vũ Thị Lành