A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngộ độc khí CO: Những điều cần biết

Khí CO không màu, không mùi, độc; ngộ độc khí CO thường gặp trong các tai nạn rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc trong nhiều tình huống, gây ra những cái chết “êm dịu”, không biết trước.

 

 

Ảnh: Tài liệu Trường Đại học PCCC

Khí CO không màu, không mùi, độc; ngộ độc khí CO thường gặp trong các tai nạn rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc trong nhiều tình huống, gây ra những cái chết “êm dịu”, không biết trước. Vì vậy, mỗi người dân cần trang bị những kiến thức cơ bản về ngộ độc khí CO để có biện pháp phòng tránh phù hợp.

1. Cơ chế gây độc:  Hêmoglobin (Hb) trong máu có ái lực mạnh vi CO hơn 150 lần vi O2 nên khi ngưi và động vật tiếp xúc vi khí CO sẽ xảy ra phản ứng: HbO2 + CO  HbCO + O2 dẫn ti làm giảm hồng cầu, làm giảm khả năng hấp thụ oxi của hồng cầu, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu để nuôi dưng các tế bào. Do đó khí CO nguy hiểm đối vi cuộc sống của con ngưi và động vật. Tuỳ thuộc vào nồng độ CO nhiễm vào cơ thể mà con ngưi mắc các chứng bệnh từ nhẹ đến tử vong. Điều này đưc nêu trên bảng dưới đây.

Ảnh hưởng của CO trong khí thở

Sự tập trung

Triệu chứng

35 ppm (0,0035%)

Nhức đầu và chóng mặt trong vòng 6 đến 8 giờ sau khi phơi nhiễm liên tục

100 ppm (0,01%)

Nhức đầu nhẹ trong hai đến ba giờ

200 ppm (0,02%)

Nhức đầu nhẹ trong vòng hai đến ba giờ; mất phán quyết

400 ppm (0,04%)

Đau đầu ở phía trước trong vòng một đến hai giờ

800 ppm (0,08%)

Chóng mặt, buồn nôn, và co giật trong vòng 45 phút; không cảm thấy trong vòng 2 giờ

1.600 ppm (0.16%)

Nhức đầu, nhịp tim tăng lên, chóng mặt, và buồn nôn trong vòng 20 phút; chết trong vòng chưa đến 2 giờ

3.200 ppm (0.32%)

Nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn trong 5 đến 10 phút. Chết trong vòng 30 phút.

6.400 ppm (0.64%)

Nhức đầu và chóng mặt trong một đến hai phút. Co giật, ngừng thở và chết trong vòng chưa đến 20 phút.

12.800 ppm (1.28%)

Bất tỉnh sau 2-3 lần thở. Cái chết trong chưa đầy ba phút.

2. Nguồn sinh khí CO

Khí CO được hình thành do quá trình cháy không hoàn toàn, ủ nhiệt tạo nên như ở những lò nung gạch, nung vôi, đám cháy lớn, đốt than, củi.

Khí CO tồn tại trong khí thải của động cơ đốt trong như chạy máy phát điện, chạy các động cơ sử dụng xăng dầu. Nếu không đảm bảo các điều kiện thông gió an toàn khi sử dụng, khí CO sẽ tồn tại với nồng độ gây nguy hiểm, dẫn tới ngộ độc.

Khí CO cũng tồn tại một lượng đáng kể trong quá trình chuyển hóa các sản phẩm hữu cơ tại các khu vực hầm lò, giếng sâu,...

3. Các tình huống ngộ độc khí CO

Ngộ độc CO do đốt than sưởi ấm

Ngày 03/12/2020 tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, xảy ra vụ ngộ độc khí CO làm bốn người trong cùng gia đình tử vong. Tại hiện trường, lực lượng chức năng địa phương phát hiện có ba chậu than đốt đặt ở dưới giường ngủ dùng để sưởi ấm, nhà đóng kín cửa. Nguyên nhân được nhận định là nạn nhân bị ngộ độc khí CO do đốt than để sưởi ấm.

Ngộ độc khí CO tại cơ sở chế biến đồ đông lạnh

Chiều ngày 01/12/2015, 17 công nhân đang làm việc tại kho đông lạnh của một công ty chế biến hải sản đóng tại KCN Suối Dầu (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) thì bất ngờ bị các triệu chứng bất thường như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chân tay rũ rượi. Ngay sau đó, 17 công nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa để cấp cứu. Các bác sỹ của bệnh viện xác định những công nhân nói trên đã bị ngộ độc khí CO.

Theo các chuyên gia, trong công nghiệp chế biến thủy sản để làm đông lạnh, người ta hay dùng khí CO và nếu hít phải khí này rò rỉ thì có thể sẽ bị ngộ độc. Quá nhiều khí CO trong không khí hít thở rất có thể làm giảm khả năng hấp thụ ôxy, dẫn đến mô thiệt hại nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.

Ngộ độc khí CO từ máy phát điện

Ngày 24/7/2022 tại căn nhà trên đường DJ 15 Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng, đáng tiếc làm 06 người trong một gia đình tử vong. Nguyên nhân ban đầu được xác định bị ngạt khí do sử dụng máy phát điện bất cẩn trong nhà đóng kín, dẫn đến hậu quả nêu trên.

4. Các biện pháp phòng tránh

- Đối với người dân:

+ Không dùng bếp ga, lò nướng, than tổ ong, than củi để sưởi ấm trong phòng kín. Sử dụng các thiết bị sưởi ấm theo khuyến cáo và đảm bảo các điều kiện thông gió an toàn. Định kỳ hàng năm kiểm tra tất cả các thiết bị khí đốt, đảm bảo các thiết bị gas và lò sưởi trong tình trạng tốt.

+ Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn, khuyến cáo về an toàn phòng cháy chữa cháy trong sử dụng máy phát điện.

+ Không chạy phát các phương tiện, thiết bị sử dụng động cơ đốt trong (chạy máy phát điện, chạy phát ô tô, xe máy) tại không gian kín, như tầng hầm hoặc nhà để xe.

+ Có biện pháp kiểm tra nồng độ khí độc trước khi xuống các khu vực giếng sâu, hầm lò.

+ Cần đầu tư vào việc trang bị thiết bị dò khí Gas và CO để được cảnh báo các nguy cơ gây độc.

- Đối với lực lượng trực tiếp tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: Cần trang bị các thiết bị chuyên dụng, cách ly tiếp xúc với khí CO có trong các vụ cháy, CNCH dưới khu vực sâu.

 

 

 

 


Tác giả: Vũ Linh
Tin liên quan