Kết quả triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế
Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum (Báo cáo số 437/BC-UBND ngày 26/12/2021), công tác triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế cơ bản được thực hiện nghiêm túc. Việc thực hiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” là cơ bản phù hợp, sát tình hình thực tiễn, đảm bảo hoạt động giao thông vận tải, vận chuyển lưu thông hàng hóa được thông suốt; di chuyển của người dân được thuận lợi; khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện mục tiêu kép hiệu quả. Tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh cơ bản đang được kiểm soát và chủ động các nguồn lực, sẵn sàng đáp ứng với các tình huống. Cụ thể:
Ngay khi nhận Nghị quyết số 128/NQ-CP, Ủy ban nhân dân tỉnh đã khẩn trương chỉ đạo các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện; đã kịp thời ban hành Kế hoạch số 3819/KHUBND1 để tổ chức thực hiện. Sau đó, để phù hợp và chủ động hơn khi đáp ứng với cụ thể từng cấp độ dịch, Ủy ban nhân dân tỉnh đã điều chỉnh và ban hành Kế hoạch số 4247/KH-UBND2 . Đồng thời, tỉnh cũng đã điều chỉnh các hoạt động cụ thể về cách ly, xét nghiệm, di chuyển đảm bảo phòng, chống dịch COVID19, dừng các Chốt liên ngành kiểm soát dịch bệnh trên toàn tỉnh, đảm bảo thông suốt hoạt động giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa phù hợp Nghị quyết số 128/NQ-CP. – Sau khi Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4800/QĐ-BYT, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 817/QĐ-BCĐ3 và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời việc đánh giá, công bố cấp độ dịch quy mô xã, huyện, tỉnh.
Về công tác y tế: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã triển khai thực hiện cách ly F1 tại nhà; cách ly điều trị F0 thể nhẹ, không triệu chứng tại nhà; thành lập 130 Trạm Y tế lưu động và 942 Tổ chăm sóc người nhiễm COVID cộng đồng sẵn sàng hoạt động khi dịch diễn biến phức tạp.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh – Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt yêu cầu 5K phòng, chống dịch của Bộ Y tế, công tác khử trùng, tiêu độc bề mặt, sát khuẩn tay nhanh; chuẩn bị, thiết lập và triển khai cho buồng cách ly y tế tạm thời tại đơn vị. Thường xuyên tổ chức hoạt động tự kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống dịch, tự cập nhật đánh giá lên bản đồ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia; thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả khách, đối tác ra vào đơn vị, cơ sở.
Triển khai các biện pháp ổn định thị trường, tăng cường dự trữ hàng hóa, ổn định cung cầu trước tình hình dịch bệnh phục vụ nhu cầu của Nhân dân khi nhu cầu sử dụng tăng cao trong từng giai đoạn của dịch bệnh; thực hiện bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho công tác phòng, chống dịch như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, khẩu trang, nước súc miệng, nước sát khuẩn…; đề nghị các siêu thị, Trung tâm thương mại, nhà phân phối, doanh nghiệp, chi nhánh xăng dầu, các chợ đầu mối bán buôn, bán lẻ không đầu cơ, tích trữ và tăng giá các mặt hàng thiết yếu, đồng thời, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Công tác thông tin, tuyên truyền được chú trọng: Kịp thời tuyên truyền các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và địa phương về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đối với từng cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh, tạo chuyển biến trong nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng; đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng hướng dẫn đối với việc xét nghiệm, cách ly y tế người về từ vùng dịch, từ các địa phương khác, người hoàn thành cách ly tập trung được di chuyển thuận lợi về nơi cư trú/lưu trú; đồng thời đấu tranh phản bác các thông
Bên cạnh đó, tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn, quản lý chặt chẽ đối tượng chính trị trọng điểm, phòng ngừa, ngăn chặn các loại tội phạm nảy sinh liên quan dịch bệnh, nhất là tội phạm chống người thi hành công vụ, trộm cắp tài sản, tội phạm buôn bán vật tư y tế nhập lậu, kém chất lượng… Rà soát, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án đã thụ lý, đến nay, không xảy ra tình trạng sao nhãng, vi phạm quy định tố tụng vì lý do phòng, chống dịch.
Việc thực hiện Quyết định số 4800/QĐ-BYT cũng cơ bản phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện có nhưng khó khăn nhất định như: Ý thức tự bảo vệ sức khỏe, phát hiện sớm mắc bệnh COVID-19 của người dân còn hạn chế; nhiều trường hợp di chuyển từ khu vực vùng xanh, vàng, cam nhưng có nhiều ca bệnh về không tự giác xét nghiệm, đến khi được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 thì dịch đã lây lan trong cộng đồng. Thực tế trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, thực hiện theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT đã xuất hiện rất nhiều ca bệnh, chùm ca bệnh cộng đồng và tiềm ẩn nhiều ca bệnh có thể chưa thể kiểm soát được, đây là nguồn gây nguy cơ bùng phát dịch cộng đồng rất lớn, khó tránh khỏi.
Thời gian tới, tình hình biến chủng Omicron đang lan truyền nhanh, diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Do đó, tỉnh Kon Tum cũng đã đề xuất, kiến nghị một số giải pháp như sau:
Đối với Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ: Tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả để đảm bảo mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Đối với Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế: Đề xuất điều chỉnh lại tiêu chí đánh giá, phân loại cấp độ dịch để phù hợp hơn với tình hình dịch bệnh; cần xem xét về tiêu chí vắc xin phù hợp hơn với thực tiễn hiện nay, vì hầu hết các tỉnh đã tiêm đủ liều vắc xin; xem xét đưa thêm vào đánh giá cấp độ dịch về yếu tố dịch tễ, nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Xem xét việc nếu địa phương có số mắc cao, kéo dài thì nên nâng cấp độ dịch để đảm bảo hiệu quả kiểm soát dịch chặt chẽ hơn.
Cẩm Dịu