A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch ứng phó thảm họa động đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Tổ chức phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm lợi dụng thảm họa động đất, sóng thần để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội…

 

Ngày 15/8/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2653/KH-UBND về ứng phó thảm họa động đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Kế hoạch nhằm huy động hợp lý các nguồn lực, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa và ứng phó thảm họa động đất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản và môi trường. 

Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức và mọi người dân; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và địa phương trong tổ chức thực hiện các giải pháp ứng phó, khắc phục hậu quả động đất trên địa bàn. 

Hoàn thiện hệ thống kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa, làm cơ sở cho địa phương triển khai thực hiện. 

Nâng cao năng lực giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai; nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho người dân, rèn luyện kỹ năng cho các lực lượng để giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất.

Nội dung trọng tâm của Kế hoạch được xác định như sau:

Về Công tác phòng ngừa: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của các lực lượng, cả hệ thống chính trị và toàn dân; tuyên truyền, giáo dục, hoàn thiện cơ chế hoạt động phù hợp, hiệu quả; gắn phát triển kinh tế - xã hội với nâng cao khả năng thích ứng, chống chịu của hạ tầng cơ sở, công trình xây dựng và khu dân cư; nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo, đầu tư mua sắm trang thiết bị ứng phó; xây dựng, hoàn thiện các kế hoạch, phương án ứng phó; tổ chức huấn luyện, luyện tập, diễn tập theo phương án. 

Về Tổ chức ứng phó: Thông báo, báo động và cảnh báo kịp thời; sơ tán, phân tán bảo đảm an toàn; huy động, điều phối các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị khẩn trương tổ chức tìm kiếm, cứu nạn trong các khu vực xảy ra thảm họa; duy trì hệ thống thông tin liên lạc thông suốt bảo đảm cho chỉ huy, chỉ đạo, điều hành. 

Về Công tác khắc phục hậu quả: Huy động các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tiếp tục tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương; nhanh chóng đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ khẩn cấp; bố trí nơi ở tạm cho những người bị mất nhà cửa, kịp thời cung cấp nhu yếu phẩm, bảo đảm hậu cần, vật tư y tế cho lực lượng ứng phó và Nhân dân vùng bị nạn; hỗ trợ, khôi phục sản xuất, cơ sở hạ tầng; ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội. 

Để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch, lực lượng Công an cần xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập nhằm phối hợp với các lực lượng sẵn sàng ứng phó, tìm kiếm cứu nạn khi xảy thảm họa.

Chủ động phối hợp với các đơn vị quân đội, chính quyền địa phương triển khai các biện pháp công tác, nắm tình hình liên quan đến an ninh quốc gia, an ninh chính trị nội bộ, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ an toàn các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các mục tiêu, công trình trọng điểm theo thẩm quyền. Tổ chức phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm lợi dụng thảm họa động đất, sóng thần để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Điều động các lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng khác giúp chính quyền địa phương trong vùng ảnh hưởng sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn; phối hợp tổ chức ứng phó, tìm kiếm cứư nạn, khắc phục hậu quả, tổ chức giám định, nhận dạng, phân loại nạn nhân theo chức năng, nhiệm vụ…

 

 


Tác giả: Thái Ngân
Tin liên quan