A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh (Báo cáo số 377/BC-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2023 về tổng kết pháp luật về tình trạng khẩn cấp từ năm 2000 đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực sẽ tiếp tục tiềm ẩn nhiều nhân tố phức tạp; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, chiến tranh mạng, an ninh phi truyền thống, tội phạm xuyên biên giới tiếp tục gia tăng, gây bất ổn ở một số quốc gia; xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức.

Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh (Báo cáo số 377/BC-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tổng kết pháp luật về tình trạng khẩn cấp từ năm 2000 đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực sẽ tiếp tục tiềm ẩn nhiều nhân tố phức tạp; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, chiến tranh mạng, an ninh phi truyền thống, tội phạm xuyên biên giới tiếp tục gia tăng, gây bất ổn ở một số quốc gia; xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức.

Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai diễn ra ngày càng ngày càng khốc liệt, bất thường và khó lường, tình trạng ô nhiễm môi trường, tốc độ đô thị hóa cao tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện, lây lan và bùng phát, khó dự báo. Tình hình trên tác động trực tiếp đến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong triển khai thực hiện nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp. Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp, cụ thể:

Về phương hướng, nhiệm vụ:

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; xử lý nghiêm minh các cơ quan, đơn vị, địa phương có hành vi vi phạm pháp luật trong tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân và quyền con người, quyền công dân, công khai, minh bạch.

Tổ chức đào tạo phát triển lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp nhằm kịp thời xử lý khi có tình trạng khẩn cấp trên địa bàn tỉnh, trong đó lực lượng Công an, Quân sự, biên phòng là chủ lực; tăng cường công tác huấn luyện, tập huấn và tổ chức thực tập, diễn tập ở các cấp nhằm nâng cao nhận thức, cơ chế điều hành cả hệ thống chính trị trong xử lý các tình huống khẩn cấp.

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”, lấy phòng ngừa là chính, phát huy nội lực và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Trong đó xác định cụ thể đối tượng, số lượng của từng lực lượng để có kế hoạch huy động, sử dụng (thanh niên, dân quân tự vệ, công an, quân đội...); xác định loại phương tiện, vật tư của các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn để trưng dụng trong trường hợp cần thiết; kết hợp chặt chẽ phương châm “4 tại chỗ” với phương châm “3 sẵn sàng” trong mọi hoàn cảnh từ phòng, chống tới hoạt động tìm kiếm cứu nạn nhằm giảm thiểu thiệt hại, hậu quả do các tình trạng khẩn cấp gây ra.

Về Giải pháp:

Tập trung giải quyết quyết những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn, giải quyết dứt điểm những chế độ, chính sách liên quan đến lực lượng tham gia trực tiếp trong tình trạng khẩn cấp.

Hỗ trợ doanh nghiệp, ưu đãi tín dụng chính sách thuế thương mại, cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tổ chức đào tạo phát triển lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp; huấn luyện, tập huấn và tổ chức thực tập, diễn tập ở các cấp để nâng cao nhận thức, cơ chế điều hành khi xử lý các tình huống khẩn cấp.

Các biện pháp tổ chức quản lý, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động của các lực lượng trong tình trạng khẩn cấp:

Cơ chế chỉ đạo, chỉ huy, quản lý, bảo đảm hoạt động trong tình trạng khẩn cấp: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quy định về tình trạng khẩn cấp; Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; Chủ tịch nước có quyền ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp. Thủ tướng Chính phủ là chủ thể duy nhất có quyền đề nghị ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; Chính phủ có trách nhiệm thi hành quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp; các bộ, cơ quan, ngang bộ, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thi hành quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trong khuôn khổ thẩm quyền và theo sự chỉ đạo thống nhất của Thủ tướng Chính phủ.

 Các biện pháp trong tình trạng khẩn cấp: Huy động lực lượng, phương tiện và các nguồn lực để cứu hộ, cứu nạn; tổ chức cấp cứu kịp thời người bị nạn; nhanh chóng sơ tán, di dời người dân ra khỏi nơi nguy hiểm; bố trí bảo đảm hậu cần cho người dân tại nơi sơ tán. Huy động các cơ sở y tế tham gia cứu chữa; huy động các nguồn lực để xử lý khẩn cấp sự cố; giãn cách xã hội, cách ly tập trung người đi, đến và hỗ trợ an sinh xã hội tại các khu vực cách ly, khu vực bị chia cắt, ổn định tâm lý của người dân; dừng hoạt động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nơi xảy ra tình trạng khẩn cấp.

Hợp tác quốc tế trong tình trạng khẩn cấp: Tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp đối với những vấn đề có tình chất toàn cầu, xuyên biên giới ví dụ như dịch bệnh, môi trường. Các thành viên giúp nhau trong đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp luật về tình trạng khẩn cấp, kỹ năng xây dựng văn bản pháp luật về tình trạng khẩn cấp, huấn luyện, đào tạo lực lượng thực thi tình trạng khẩn cấp.

Chế độ chính sách đối với người tham gia hoạt động tình trạng khẩn cấp: Bảo đảm nguồn lực tài chính để xây dựng và thực hiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp; bổ sung các quy định về các biện pháp khẩn cấp trong Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, Luật Dự trữ Quốc gia năm 2012, bổ sung thẩm quyền của các cơ quan hữu quan trong việc huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ quỹ dự trữ quốc gia để thực hiện các biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp./.


Tác giả: Thái Ngân
Tin liên quan