A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng

Việc quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong đảm bảo an ninh thông tin trên không gian mạng là cơ sở pháp lý vững chắc ngăn chặn hành vi xâm phạm an toàn thông tin, vấn đề nan giản đặt ra hiện nay ở hầu hết các quốc gia không chỉ riêng Việt Nam.

C:\Users\Admin\Desktop\thieu-nu-xinh-dep-bi-phat-12-5-trieu-vi-tung-tin-that-thiet-ve-vi-khuan-an-thit-nguoi.jpg

Chủ tài khoản Facebook Hoàng Thanh Huyền (Quảng Bình) đăng tải thông tin sai sự thật về “vi khuẩn ăn thịt người” xuất hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba – Đồng Hới. Nguồn: Internet

Về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng, Điều 26 Luật An ninh mạng quy định như sau:

Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và thông tin khác có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia.

Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:

– Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;

– Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và thông tin khác có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ;

– Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ; phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Chính phủ quy định chi tiết công tác bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam.

Sự ra đời của Luật An ninh mạng vốn là “cái gai” trong mắt của các đối tượng chống đối. Chúng cho rằng đây là vi phạm nghiêm trọng của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền, quyền tự do sử dụng Internet của công dân. Chúng đưa ra hàng loạt những luận điệu vô lý xuyên tạc, bóp méo về bản chất ưu việt của Luật An ninh mạng. Và đối với các quy định về bảo đảm an ninh thông tin, chúng vu cáo rằng việc ta xử lý tin giả, thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc là vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận.

Thấy rõ rằng, hành vi tung tin giả, thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc là vi phạm pháp luật Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng tình hình an ninh, trật tự của đất nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nghiêm trọng hơn, hành vi này ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến sự ổn định chính trị, sự tồn vong, vững mạnh của chế độ xã hội, bởi đây cũng là một trong những thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động với chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm âm mưu tuyên truyền, phá hoại tư tưởng. Do đó, những hành vi này cần phải bị ngăn chặn, xử lý, bóc gỡ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và không thể xuyên tạc, vu cáo cho rằng việc xử lý, bóc gỡ đối với những loại thông tin này là vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận.

Thực tế, Luật An ninh mạng quy định những hành vi bị nghiêm cấm, gồm 06 nhóm hành vi chính, bao gồm các hành vi gây phương hại đến chế độ và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trong đó có những hành vi tung tin giả, thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc. Những hành vi bị nghiêm cấm này đã được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật trong nước, được quy định và dẫn chiếu từ đời sống thực lên không gian mạng, một số hành vi cũng được một số văn bản luật của quốc gia khác quy định nên không có căn cứ để cho rằng, các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật An ninh mạng, bao gồm cả những hành vi tung tin giả, thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc là vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận.

Mặt khác, quyền con người, quyền tự do ngôn luận được quy định riêng một chương trong Hiến pháp 2013 đã cho thấy rõ sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước ta đối với vấn đề này. Không những không ngăn cản mà pháp luật Nhà nước ta còn bảo vệ cho các hoạt động tự do ngôn luận, bảo vệ quyền con người trong các hoạt động liên lạc, trao đổi, đăng tải, chia sẻ thông tin, mua bán, kinh doanh, thương mại diễn ra bình thường trên không gian mạng, không hề bị ngăn cản, cấm đoán, miễn là những hoạt động đó không vi phạm pháp luật Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Hiến pháp năm 2013 thì quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Luật An ninh mạng có quy định các biện pháp nghiệp vụ an ninh mạng, trong đó có một số biện pháp có khả năng ảnh hưởng tới quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như giám sát an ninh mạng, hạn chế thông tin mạng… trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng nêu trên. Do vậy, việc ban hành Luật An ninh mạng để bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp là cần thiết.

Ngoài ra, việc ban hành Luật này cũng góp phần cụ thể hóa tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp về bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là quy định “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm” và “mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị”, trong đó tung tin giả, thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc là một trong những hành vi cần nghiêm trị.

Khánh Vi

 


Tin liên quan