A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống của Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (04/10/1961-04/10/2016) và 15 năm ngày toàn dân PCCC (04/10/2001 – 04/10/2016)

 

Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Kon Tum tiếp bước truyền thống, xứng đáng là Lực lượng chủ công trên mặt trận đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của tỉnh KonTum.

 

C:UsersAdministratorDownloads20160824_115358.jpg

Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Kon Tum

(680 Phan Đình Phùng, Tp. Kon Tum, T. Kon Tum)


Nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC) trong sự nghiệp Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 27/9/1961 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC và ngày 04/10/1961 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh này. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu sự ra đời của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (nay là Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ). Trải qua hơn nữa thế kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là trong những năm chống chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tổ chức xây dựng được phong trào quần chúng tham gia công tác PCCC rộng khắp, làm nòng cốt trong phong trào ba phòng “phòng gian, phong gián, phòng hỏa”; tham mưu đề xuất và chỉ đạo, hướng dẫn việc sơ tán, phân tán tài sản, vật tư chiến lược, vũ khí, đạn, đặc biệt là phân tán các bể, xi téc xăng dầu thành những điểm nhỏ, vừa thuận tiện cho việc phục vụ chiến đấu, vừa hạn chế thiệt hại trong trường hợp bị máy bay địch đánh phá đã đem lại hiệu quả rất lớn, bảo vệ an toàn hàng triệu tấn vũ khí, đạn, xăng dầu, hàng hóa, vật tư. Song song với việc thực hiện công tác phòng ngừa, lực lượng Cảnh sát PCCC đã phối hợp với lực lượng dân phòng khắc phục khó khăn, không ngại hy sinh gian khổ, sáng tạo và dũng cảm chiến đấu dập lửa, cứu tài sản, hàng hóa trong làn bom đạn của giặc Mỹ, dập tắt kịp thời hàng ngàn vụ cháy. Điển hình là các vụ chữa cháy trận tên lửa và pháo phòng không tại Đồng Giao, Ninh Bình (08/6/1965); vụ chữa cháy 4 xà lan lớn chở xăng dầu trên Vịnh Hạ Long; vụ chữa cháy tàu Alecxandra của Liên Xô chở hàng viện trợ cho ta ở cảng Hải Phòng.., với những chiến công đó nhiều đơn vị được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (Đội PCCC Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Hà Nội). Đặc biệt là vụ chữa cháy kho xăng dầu Đức Giang, do biết vận dụng sáng tạo kỹ thuật và chiến thuật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của chiến tranh, lực lượng Cảnh sát PCCC đã dập tắt nhanh chóng đám cháy cứu được hàng ngàn tấn xăng dầu, với thành tích này lực lượng Cảnh sát PCCC Thủ đô đã được Bác Hồ gửi thư khen, trong đó có 4 điều dạy của Người đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát PCCC.

Trong cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, lực lượng Cảnh sát PCCC đã nghiên cứu, chế tạo trên 5.000 bom cháy và vũ khí gây cháy phục vụ việc đánh phá kho tàng, hậu cứ của địch. Trong cuộc tổng tiến công giải phòng miền Nam năm 1975, lực lượng Cảnh sát PCCC đã theo sát quân chủ lực tiếp quản những đô thị mới được giải phóng và triển khai kịp thời lực lượng, phương tiện và các biện pháp PCCC, góp phần giữ gìn và ổn định an ninh trật tự cho nhân dân.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, lực lượng Cảnh sát PCCC vừa củng cố, xây dựng lực lượng tại các tỉnh phía Nam, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia PCCC; kiểm tra, hướng dẫn biện pháp an toàn cho các kho tàng, cơ sở kinh tế, quốc phòng,  ứng dụng sáng tạo khoa học kỹ thuật, đã ngăn chặn và dập tắt không để gây thiệt hại nghiêm trọng phục vụ phát triển kinh tế.

Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH công an tỉnh Kon Tum được tái thành lập lại từ Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Gia Lai- Kon Tum (10/1991), qua gần 25 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền các cấp; được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Ban Giám đốc công an tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả của các lực lượng trong và ngoài ngành và sự giúp đỡ to lớn của nhân dân, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Kon Tum đã khắc phục mọi khó khăn vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực sự là lực lượng nòng cốt trong công tác PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

 

 Một số hình ảnh thực tế

C:UsersAdministratorDownloadsIMG_1186.JPG

C:UsersAdministratorDownloadsIMG_1182.JPG

 

alt

 

C:UsersAdministratorDownloadsIMG_1188.JPG

Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH luyện tập tình huống cứu nạn, cứu hộ

 

C:UsersAdministratorDownloadsIMG_1187.JPG

 

C:UsersAdministratorDownloadsIMG_1181.JPG

 

C:UsersAdministratorAppDataLocalZaloPC2016015990938049340ZaloDownloadspicture6077923046088124571474959543645_5.jpg

 

C:UsersAdministratorAppDataLocalZaloPC2016015990938049340ZaloDownloadspicture6077923046088124571474959544259_8.jpg

 

Thực tập tình huống phương án chữa cháy tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Kon Tum

 

Ngay sau khi tái thành lập, mặc dù điều kiện cơ sở vật chất ban đầu khó khăn song lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy tổ chức từ Ban lãnh đạo đến các đội nghiệp vụ, thực hiện tốt vai trò tham mưu Giám đốc công an tỉnh quản lý nhà nước về công tác PCCC trên địa bàn tỉnh. Đến nay, với biên chế gần 80 cán bộ chiến sỹ cùng 17 đầu phương tiện xe chữa cháy, xe chuyên dùng, xe Cứu nạn cứu hộ và các phương tiện cứu nạn, cứu hộ sẵn sàng dập tắt các vụ cháy xảy ra và tổ chức cứu nạn, cứu hộ kịp thời đảm bảo an toàn cho nhân dân trên địa bàn. Điển hình là các vụ cháy tại dãy lò sấy xưởng gia công chế biến gỗ thuộc Xí nghiệp Đức Nhân ngày 02/4/2009; vụ cháy dãy kiốt bán hàng tại ngã tư đường Trần Hưng Đạo- Hoàng Văn Thụ, thành phố Kon Tum ngày 12/01/2014, vụ cháy bãi gỗ của Công ty đặc biệt là vụ cháy xảy ra lúc 4 giờ 15 phút ngày 03/3/2012 tại cửa hàng kinh doanh xe máy Yamaha tại số 576-578 Trần Phú, thành phố Kon Tum, khi nhận được tin báo, đơn vị đã nhanh chóng xuất xe bố trí lực lượng, phương tiện tiến hành chữa cháy kịp thời, cứu 03 nạn nhân thoát khỏi ngọn lửa hung tàn, đồng thời ngăn chặn không để cháy lan gây thiệt hại các căn hộ liền kề và tài sản của gia đình chủ kinh doanh. Qua công tác cứu chữa các vụ cháy đã nhiều lần được quần chúng nhân dân khen ngợi. Bênh cạnh đó công tác cứu nạn cứu hộ tuy mới thành lập từ quyết định 44/2012/QĐ-TTg nhưng đã nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện lĩnh vực cứu nạn cứu hộ ngày càng chính quy, tinh nhuệ, điểu hình là ngày 18/02/2016 nhận được tin báo của quần chúng về việc có một người nhảy cầu tự tử, lưc lực PCCC&CNCH đã nhanh chóng có mặt hiện trường giải quyết vụ việc trên, ngày 26/8/2016 nhận tin báo có người tự tử tại đường Huỳnh Đăng Thơ, Tp. Kon Tum, lực lượng PCCC&CNCH đã nhanh chóng đến hiện trường triển khai các biện pháp và cứu thành công…

Với những chiến công đó, những năm qua Đơn vị Cảnh sát PCCC&CNCH luôn được đánh giá là một trong những lá cờ đầu trong phong trào thi đua Vì an ninh tổ quốc toàn Công an tỉnh, năm 2010 được Bộ Công an tặng ‘Cờ thi đua xuất sắc’ nhiều cá nhân được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen. Phát huy truyền thống vẻ vang đó, Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH công an tỉnh Kon Tum không ngừng phấn đấu rèn luyện trau dồi phẩm chất chính trị bản lĩnh nghề nghiệp để xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong công tác PCCC và CNCH, góp phần bảo vệ thành công thành quả phát triển kinh tế và an ninh trật tự của tỉnh Kon Tum.


Nguyễn Đình An (phòng PCCC và CNCH)