A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sự lãnh đạo của Đảng và những nhận thức mới, tư duy mới về an ninh quốc gia, liên hệ thực tiễn công tác giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn huyện Kon Plông

Bài dự thi

Chủ đề: Sự lãnh đạo của Đảng và những nhận thức mới, tư duy mới về an ninh quốc gia, liên hệ thực tiễn công tác giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn huyện Kon Plông

Trải qua 90 năm xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 12 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận, đánh dấu những thắng lợi, thành tựu của cách mạng Việt Nam. Tiếp nối những thành công đó Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII diễn ra từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 1 tháng 2 năm 2021 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Theo đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đặt ra 06 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII gồm:

– Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

– Tập trung kiểm soát đại dịch Covid-19, tiêm chủng đại trà vắc xin Covid-19 cho cộng đồng; phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.

– Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời.

– Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam.

– Cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luật, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa của cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội các cấp, của cán bộ, Đảng viên.

– Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt…

Mục tiêu thứ 04 mà Nghị quyết đã nêu: “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam.”

Qua 13 kỳ Đại hội Đảng, nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, luôn được đề cập và bổ sung, phát triển từ nhận thức, tư duy đến đánh giá, dự báo tình hình, xác định mục tiêu, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện.

I. Những nhận thức mới, tư duy mới về an ninh quốc gia.

1. Nội dung 1: Điểm mới trong nhận thức, tư duy về an ninh quốc gia, như sau:

Đại hội XIII của Đảng đặt nhân tố con người, an ninh con người làm trung tâm của mọi hoạt động, bảo vệ an ninh con người vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định chính trị xã hội và xây dựng, phát triển đất nước trường tồn, thịnh vượng.

Đại hội XIII xác định: “Chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân”, do vậy bảo vệ an ninh quốc gia cũng chính là bảo vệ cuộc sống của người dân.

Theo Hiến pháp năm 2013 khái niệm An ninh con người và bảo vệ an ninh con người được thể hiện như sau:

An ninh con người là trạng thái người dân được sống ổn định, an toàn, không bị đe dọa bởi các nguy cơ xâm hại.

Bảo vệ an ninh con người là bảo đảm và thực thi đầy đủ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bảo đảm mọi người dân được sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong một môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh”.

Khái niệm mới an ninh con người, tự chung lại thể hiện An ninh quốc gia bao gồm toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: An ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh quân sự, an ninh biên giới, biển, đảo, an ninh đối ngoại, an ninh tư tưởng – văn hóa, an ninh xã hội, an ninh thông tin… cuối cùng là an ninh con người.

2. Nội dung 2: Vấn đề mới về chủ trương, giải pháp trong bảo vệ an ninh quốc gia.

2.1. Về tầm nhìn đến năm 2030

Mục tiêu nước ta trở thành nước phát triển, công nghiệp cao. Do đó, xác định, định hướng về nhiệm vụ quốc phòng an ninh, thực hiện nhiệm vụ chung mọi mặt trong nhiệm kỳ này đều vươn tới tầm nhìn 2023 dài hạn. Nghị quyết Đại hội cũng xác định rất rõ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia – dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh.

Trong tổng thể chung của nền an ninh quốc gia mối quan hệ an ninh toàn cầu thì an ninh con người xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh là mục tiêu rất rõ, lần đầu tiên đưa khai niệm này vào. Đây là một phần của an ninh quốc gia của đất nước, thậm chí trật tự kỷ cương mang lại môi trường, cuộc sống cho mọi người dân và chính từ môi trường đó thì niềm tin của người dân đối với Đảng, chế độ được củng cố, người ta có niềm tin vào cuộc sống an lành.

Để thực hiện được mục tiêu và tầm nhìn đã được Đảng nêu ra, Đại hội XIII xác định 5 quan điểm chỉ đạo đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải quán triệt trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, trong đó có quan điểm “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi… Đây là sự kế thừa nội dung “Bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc” đã được Đảng nêu ở các kỳ Đại hội trước. (Báo cáo chính trị Đại hội XII nhấn mạnh: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi…”. Báo cáo chính trị Đại hội XIII có cách nhìn nhận và xác định rõ hơn: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”).

2.2 Về phương hướng:

Trong nội dung phương hướng phát triển đất nước đến năm 2030, Đại hội XIII xác định phương hướng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương.

Điều này khẳng định tư duy và định hướng xa hơn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó cũng nhấn mạnh nội dung “an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương”… Coi việc giữ vững an ninh quốc gia vừa là mục tiêu, giải pháp để phát triển bền vững đất nước; đồng thời thể hiện tư tưởng chỉ đạo phát triển để giữ vững an ninh, an ninh để phát triển, an ninh trong phát triển.

2.3 Về phạm vi bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia:

Đại hội XIII phát triển tư duy mới về phạm vi bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới hành chính quốc gia. Phải bảo vệ an ninh quốc gia từ xa, từ sớm, tạo vành đai an ninh từ ngoài lãnh thổ, biên giới hành chính quốc gia (an ninh đối ngoại)…

2.4 Về kế sách bảo vệ an ninh quốc gia:

Văn kiện Đại hội XIII bên cạnh việc tiếp tục khẳng định vấn đề: “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”, đồng thời nhấn mạnh chủ động phòng ngừa là chính, tiếp tục phát triển quan điểm này từ nhiệm kỳ trước. Trong đó xác định phương hướng, chủ động chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng các phương án giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Điều này thể hiện tư duy trong bảo vệ an ninh quốc gia là luôn giữ vững thế chủ động chiến lược, chủ động trong mọi tình huống, thể hiện “tính chiến đấu” thường xuyên, liên tục trong mọi hoàn cảnh vừa gắn chặt với xu thế hòa bình, ổn định để phát triển đất nước một cách bền vững”.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chiều 28/3, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh: “Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, chúng tôi xác định chủ động phòng ngừa là chính. Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện những chiến lược này, kế sách này, cụ thể đối với phòng, chống tội phạm chúng tôi phấn đầu sẽ giảm 5%. Đấu tranh ngăn ngừa tội phạm là rất quan trọng, giải quyết, xử lý được những nguy cơ, mẫu thuẫn trong xã hội làng, xã, thậm chí trong từng gia đình”

Đối với phát triển tư duy về tiềm lực quốc phòng, an ninh, văn kiện Đại hội XIII đã nêu vấn đề này một cách đầy đủ, rõ nét, toàn diện… Đây là thể hiện tư duy mới tạo ra cơ chế mở để phát huy cao nhất các nguồn lực xã hội nhằm xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh vững mạnh hơn trong bối cảnh hiện nay

2.5 Về phát triển tư duy về kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại:

Trên cơ sở tổng kết 35 năm đổi mới đất nước, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (sửa đổi, bổ sung năm 2011)… đã phát triển toàn diện nhận thức của Đảng ta về mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, xã hội, đối ngoại… Điều này thể hiện tư duy, tầm nhìn vừa chiến lược, toàn diện, vừa cụ thể, thực tiễn để bảo đảm sự kết hợp có hiệu quả.

3. Nội dung 3: Tư duy về xây dựng lực lượng CAND

Đây là điểm thứ chín quan trọng trong chủ trương, giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia, Đại hội XIII đã định hướng: Xây dựng QĐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”. So với Đại hội XII, Đảng ta xác định chuyển từ trạng thái “từng bước hiện đại” sang “một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại”.

Đồng thời xác định mục tiêu phấn đấu: Đến năm 2030 xây dựng QĐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Đây là tư duy rất mới trong việc định hướng xây dựng lực lượng CAND phù hợp với xu thế, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia cũng như tiềm lực của đất nước hiện nay… Đại hội XIII còn xác định: “Quan tâm xây dựng lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn xã hội cơ sở đủ mạnh, đáp ứng đòi hỏi nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở”, đây là căn cứ, tiền đề quan trọng để Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an thực hiện chủ trương “tăng cường cơ sở”, trong đó xây dựng Công an xã chính quy.

Ngoài ra, Đại hội XIII cũng thể hiện tư duy mới của Đảng trong xây dựng lực lượng Công an, Quân đội rất toàn diện, thực hiện quan tâm chăm lo thực thiện tốt chính sách đối với lực lượng vũ trang và chính sách hậu phương quân đội, công an. Để xây dựng Công an, Quân đội hiện đại, Đại hội XIII xác định: “Tăng cường, phát triển nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế – xã hội”, trong đó nhấn mạnh yếu tố hiện đại, xác định rõ công nghiệp an ninh hiện đại. Như vậy, tư duy về xây dựng lực lượng QĐND, CAND được xác định với yêu cầu cao hơn.

4. Nội dung 4: Nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 51 ngày 5/9/2019 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, về nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, theo đó mục tiêu, quan điểm chỉ đạo gồm: An ninh quốc gia vững mạnh trường tồn của Đảng, sự ổn định phát triển bền vững mọi mặt của đất nước chế độ XHCN, nhà nước CHXHCN Việt Nam ổn định về chính trị, bảo vệ biên giới chủ quyền lãnh thổ quốc gia, an ninh an toàn xã hội; công tác bảo vệ an ninh quốc gia được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp mọi mặt của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước và thực hiện trọng yếu thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân, toàn quân, của các cấp, ngành, người đứng đầu của cấp ủy chính quyền phải chịu trách nhiệm chính, trước hết trong xử lý vấn đề an ninh trên lĩnh vực tại địa phương mình; bảo vệ an ninh quốc gia được đặt tổng thể các biện pháp xây dựng, củng cố tiềm lực an ninh quốc gia, phòng ngừa phát hiện đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại xâm phạm an ninh quốc gia loại trừ các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, giữ vững an ninh quốc gia vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để phát triển bền vững trên phạm vi cả nước, từng địa phương, trên từng lĩnh vực; chủ động tiến công, tích cực phòng ngừa, lấy phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dựa vào dân, yên dân, là yếu tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia; bảo vệ an ninh kinh tế, là bảo vệ an ninh quốc gia kết hợp chặt chẽ với bảo vệ an ninh quốc gia với phát triển kinh tế – văn hóa xã hội trong từng chủ trương, chiến lược, chính sách trong từng đề án, dự án cụ thể; chủ động tích cực hội nhập quốc tế về an ninh phù hợp với tư duy mới để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc…; nhận diện xử lý đúng đắn, sáng tạo về quan điểm đối tượng, đối tác trong bảo vệ an ninh quốc gia…

Phương châm chỉ đạo, đó là: “Phải đặt độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn diện lãnh thổ của Tổ quốc và lợi ích quốc gia-dân tộc là trên hết. Phải giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh quốc gia từ cơ sở, dưới sự chỉ huy, chỉ đạo của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương theo cơ chế thống nhất và phương châm 4 tại chỗ.

Thực hiện Điều tra, xử lý tội phạm phải kiên quyết, thận trọng, khách quan, toàn diện, không bỏ lọt tội phạm, không để ra oan, sai.

Trên cơ sở đó, có 9 nhóm, nhiệm vụ, giải pháp được Đại hội XIII của Đảng đưa ra với mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia. Đó là:

– Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia.

– Nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác, trách nhiệm của người dân và toàn xã hội đối với các vấn đề liên quan an ninh quốc gia và bảo vệ an nigh quốc gia.

– Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽ với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, thiết lập thế trận an ninh liên hoàn.

– Xây dựng lực lượng CAND mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

Bên cạnh đó, cần tập trung giải quyết các yếu tố tiềm ẩn phức tạp đối với an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá, tư tưởng, an ninh thông tin.

– Sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

– Nhiệm vụ quan trọng kế tiếp là xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn.

– Tăng cường hội nhập quốc tế về an ninh; củng cố tiềm lực an ninh quốc gia.

II. Liên hệ thực tiễn công tác giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Huyện Kon Plông được thành lập trên cơ sở tách huyện Kon Plông (cũ) để thành lập huyện Kon Rẫy và huyện Kon Plông (theo Nghị định số 14/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ). Huyện Kon Plông nằm trên Quốc lộ 24 nối tỉnh Kon Tum với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Trung bộ. Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi; Phía Tây giáp huyện Tu Mơ Rông; Phía Tây Nam giáp huyện Kon Rẫy; Phía Nam giáp huyện huyện KBang, tỉnh Gia Lai; Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam. Là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum, với diện tích tự nhiên 137.124ha, trong đó, đất nông nghiệp là 124.761ha (đất sản xuất 11.283ha, đất lâm nghiệp 113.469ha, đất nuôi trồng thủy sản 8,59ha). Toàn huyện có 9 xã với 89 thôn, 117 làng. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 80 % dân số toàn huyện với nhiều nét văn hoá đặc trưng.

Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Công an nhân dân đặt ra yêu cầu đảm bảo “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”. Kon Tum là đơn vị đầu tiên thực hiện mô hình thí điểm Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã. Huyện Kon Plông là huyện miền núi, có vị trí rất quan trọng; mật độ dân cư không cao, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Cuối tháng 12/2018 Công an huyện Kon Plông đã triển khai bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an cấp xã đối với 07 xã trên địa bànhuyện, trong đó có 03 xã trọng điểm về ANTT (xã Đăk Long nay là thị trấn Măng Đen). Đảng ủy cũng như lãnh đạo Công an huyện rất quan tâm, chỉ đạo việc bố trí và kiện toàn Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã.

IMG_0732

Lãnh đạo Công an huyện thăm và tặng quà tết cho Công an xã Đăk Tăng (Hình ảnh: Quỳnh Liễu)

Tuy sau khi bố trí lực lượng Công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh Công an xã trên địa bàn ANTT được giữ vững nhưng còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định. Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta cần làm tốt những công việc như sau:

– Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc. Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ và lực lượng Dự bị động viên vững mạnh về tư tưởng chính trị và tổ chức, duy trì công tác trực sẵn sàng chiến đấu, tham gia đầy đủ các khoá huấn luyện do cấp trên điều động, phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an thị trấn để bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

– Tập trung xây dựng lực lượng dân quân tại chỗ, trung đội dân quân cơ động đảm bảo về chất lượng, số lượng, độ tin cậy cao; tổ chức đăng ký, quản lý chặt chẽ lực lượng dự bị động viên biên chế theo đúng quy định, làm tốt công tác đăng ký độ tuổi 17, công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ hàng năm đảm bảo hoàn thành 100% chỉ tiêu; Thực hiện tốt chính sách hậu phương và hậu phương quân đội.

– Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, kiên quyết trấn áp các loại tội phạm không để xảy ra các điểm nóng, đẩy mạnh việc thực hiện các Nghị quyết liên tịch về an ninh, chính trị trong tình hình mới. chú trọng công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, quản lý chặt chẽ công tác hộ tịch, hộ khẩu trên địa bàn.

– Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, phát huy vai trò hoạt động của các tổ hòa giải; Tiếp tục rà soát hướng dẫn thực hiện các hương ước thôn; Thực hiện tốt công tác tiếp công dân và giải quyết kịp thời các đơn thư, yêu cầu, khiếu nại của công dân; Duy trì tốt hoạt động của bộ phận cơ chế một cửa giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo nhanh gọn.

Nhóm tác giả: Võ Thị Quỳnh Liễu, Y Minh Tuyền, Công an huyện Kon Plông

 


Nguồn:congankontum.gov.vn Copy link
Tin liên quan