A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xuân về nhớ thơ chúc Tết của Bác Hồ

Thời gian trôi đi, đã nữa thế kỉ quốc dân đồng bào không còn được nghe Thư chúc tết của Bác Hồ. Cũng là chừng năm ấy, mỗi lần đón giao thừa sau những tiếng đinh đùng của pháo hoa kết thúc, mọi người đều có một cảm giác lâng lâng hẫng hụt như thiếu một cái gì đó, không thể bù đắp được. Đó là giọng nói ấm áp, những vần thơ chúc Tết Bác đọc trong giờ phút giao thừa. Những bài thơ chúc Tết gây dựng một dấu ấn văn hóa độc đáo của Chủ tịch Hồ Chi Minh.

Điều thú vị là, Đó là Tết Nhâm Ngọ 1942, khi chưa trở thành Chủ tịch nước (1945), Bác Hồ đã thơ chúc Tết, đó là những năm Bác trở về Tổ quốc ở hàng Cốc Bó sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Bài thơ 10 câu, trong ý tưởng về Quốc kỳ đã được tượng hình:

Chúc toàn quốc ta trong năm nay,

Cờ đỏ ngôi sao bay phấp phới!

Năm nay là năm rất vẻ vang

Cách mệnh thành công khắp thế giới.

Tháng 8-1942, Bác từ Cao Bằng sang Trung Quốc họp, đến Túc Vinh (Quảng Tây) bị mật vụ Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943 mới được tha. Vừa về nước, Bác Hồ viết bài Chào Xuân, in trên báo Đồng Minh, Xuân Giáp Thân (1944), ký tên Hồ Chí Minh: ‘Rót cốc rượu Xuân, mừng cách mạng/Viết bài chào Tết, chúc thành công!’.

C:UsersPC54DesktopTrang thông tin điện tử năm 2019Tháng 02PhotoOriginal19472015114727.JPG

Ảnh: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi

Một mùa Xuân nữa sang, chúng ta lại nhớ về Bác nhiều hơn, nhớ mỗi lần Tết đến, xuân về, đúng vào giờ khắc Giao thừa, đồng bào và chiến sĩ cả nước lại hồi hộp mở ra-đi-ô để nghe Bác hồ đọc thơ chúc Tết. Thơ chúc Tết của Bác giản dị, dễ nhớ, dễ hiểu nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. Mỗi bài thơ của Người vừa có giá trị văn học vừa có giá trị lịch sử to lớn. Như, ‘Mấy lời thân ái hôm nay/ Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân’ ấy đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị, cho dù Bác đã đi xa. Để mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân Việt Nam lại cảm nhận rõ ràng hơn những điều ý nhị, sâu xa trong từng lời thơ chân thành, giản dị ấy. Rồi mọi người xôn xao bàn luận, phân tích từng câu thơ để tìm ra những điều Bác ‘chỉ đạo’ trong thơ. Xuân Mậu Thân 1968, bài thơ chúc Tết của Bác như hiệu lệnh tiến công:

Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua

Thắng trận tin vui khắp nước nhà

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ

Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!

Ngay sau giây phút Bác đọc thơ chúc Tết, cả miền Nam tiến công nổi dậy như vũ bão, làm thay đổi tương quan lực lượng, buộc Mỹ – ngụy chấp nhận cuộc đàm phán bốn bên ở Pa-ri. Đồng bào, chiến sĩ cả nước ta những năm ấy, hầu như ai cũng thuộc thơ chúc Tết của Bác Hồ. Hình như rất hiếm lãnh tụ trên thế giới mỗi độ Xuân về có thư chúc Tết theo ‘nghi thức hành chính’, lại vừa làm một bài thơ chúc Tết gửi đồng bào như Bác Hồ!

Xuân Kỷ Dậu (1969) là mùa Xuân thứ 79 của Bác Hồ, mặc dù đã linh cảm mình ‘sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin’, nhưng Tết năm đó, Người vẫn làm thơ chúc Tết rất phấn khích và hào sảng, rung động trái tim của đồng bào, chiến sĩ cả nước:

Năm nay thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì độc lập, vì tự do

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào

Tiến lên chiến sĩ, đồng bao

Bắc Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!

Đó là các bài thơ chúc Tết có định hướng chiến lược tầm xa, hướng đến mục tiêu cuối cùng của cuộc kháng chiến. Sau những bài thơ đó là Cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975), giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Lớp lớp thế hệ người dân Việt mãi còn nhớ Bác, nhớ thơ Bác, như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Ôi Bác Hồ ơi những xế chiều.

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?

Ra đi, Bác dặn: “còn non nước…”

Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều

Nhớ Bác, chúng ta càng quyết tâm xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” theo ý nguyện của Người.

Phùng Quế