A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

An toàn Phòng cháy chữa cháy các khu Chợ thương mại trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015

 

Chỉ còn khoảng một tháng nữa sẽ đến dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại các chợ của người dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum là rất lớn. Thời gian này, các tiểu thương thường đầu tư, tích trữ và gom các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết, trong đó tập trung các mặt hàng dễ phát sinh cháy, nổ như quần áo, đồ điện gia dụng, vàng mã, máy móc, nhựa, sơn, mút xốp, cồn, rượu… thì vấn đề an toàn PCCC cho các chợ lại trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Theo như thống kê hàng năm của các cơ quan chứa năng thì cả nước, số vụ cháy chợ thường xảy ra vào các dịp lễ, tết, chợ phiên và đặc biệt trong dịp giáp Tết Nguyên đán gây ra thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Dẫn chứng đó là vụ cháy tối ngày 16/12/2006 tại chợ Lớn Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã xảy ra một vụ hỏa hoạn lớn. Ngọn lửa bắt đầu từ gian hàng bán giày dép, lan sang các quầy bên cạnh gây thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng; vụ cháy Chợ Quảng Ngãi khoảng 4h ngày 09/02/2012 ngọn lửa bùng phát rồi nhanh chóng lan rộng thiêu rụi chợ đầu mối lớn nhất Quảng Ngãi, thiệt hại ước khoảng 200 tỷ đồng của hơn 400 hộ kinh doanh trong phút chốc biến thành tro tàn. Và mới đây nhất là vụ cháy chợ Ba Đồn (Thị xã Ba Đồn, Quảng Bình), thiêu rụi 24 gian hàng của bà con tiểu thương ước tính thiệt hại hơn cả tỷ đồng…là những hồi chuông cảnh báo đến công tác PCCC cho các chợ lớn và vừa trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng.


alt

Hình ảnh cháy chợ Quảng Ngãi(nguồn internet)


Một điều thực tế đối với các cơ sở kinh doanh tại các khu chợ trên địa bàn tỉnh Kon Tum là Ban quản lý chợ, chính quyền địa phương sở tại chưa thật chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn PCCC nên khi xảy ra cháy thì trở tay không kịp dẫn đến tiểu thương trắng tay, thiệt hại về người và tài sản là rất lớn, trong khi đó phần lớn là không có bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Qua khảo sát thực tế thì nhiều lúc chính Ban quản lý tại các chợ chưa thật sự chú trọng đến công tác bảo trì các loại phương tiện chữa cháy xách tay như: các loại bình bột, bình CO2 để bụi bẩn, rỉ rét, hỏng vòi phun; hệ thống chữa cháy vách tường, trụ nước chữa cháy, các bể nước dự phòng cho công tác PCCC chưa được quản lý, bảo quản định kỳ và thường xuyên; chưa tự tổ chức định kỳ thực tập phương án CC&CN,CH tại chỗ cho theo quy định của Pháp luật PCCC, nếu có làm thì chủ yếu là hình thức đối phó, đặc biệt là các khu chợ xa trung tâm Cảnh sát PCCC&CN,CH; nội dung tuyên truyền về an toàn PCCC chưa thật sự thường xuyên, phong phú, đa dạng và thiết thực; việc bố trí, sắp xếp, các loại hàng hóa trong chợ chưa hợp lý dẫn đến các loại hàng hóa xếp chồng lên nhau, lộn xộn không đúng quy định, che lấp các lối thoát nạn nếu khi cháy xảy ra gây khó khăn cho việc tiếp cận đám cháy, cứu, di chuyển người bị nạn và tài sản; hệ thống điện chưa đảm bảo an toàn về kỹ thuật điện, các dây cũ, hỏng chưa được thay thế và đi vào các ống dẫn bảo vệ, câu mắc sai quy định dẫn đến hiện tượng, chạm chập dễ gây ra cháy,nổ – đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra các đám cháy chợ. Ngoài ra thì phải nói đến vấn đề then chốt trong công tác an toàn PCCC chính là ý thức của các tiểu thương vẫn còn vi phạm các quy định về an toàn PCCC; tính thờ ơ, thậm chí còn vô trách nhiệm, thiếu hiểu biết về an toàn PCCC như còn đốt vàng mã, thắm hương thờ cúng, nấu ăn, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không đúng nơi quy định về an toàn PCCC.


alt

Chợ Lớn Kon Tum


Từ những nguyên nhân trên thì một số giải pháp có tính cấp thiết, duy trì thường xuyên liên tục để đảm bảo an toàn PCCC cho các chợ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi để hạn chế nguy cơ xảy ra cháy nổ như sau:

Thứ nhất: Các Ban quản lý chợ cần phân công người trực 24/24 giờ đảm bảo cơ số phù hợp, công tác thông tin liên lạc, phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo thông suốt để xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Thứ hai: Hướng dẫn tiểu thương bố trí sắp xếp hàng hóa đảm bảo khoa học, không bố trí gần nơi có các hệ thống điện, lối đi, hành lang, cầu thang, lối thoát nạn phải chú ý luôn mở cửa thoát nạn; kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, dây dẫn điện, các thiết bị cầu dao, actomat để tổ chức thay mới thiết bị không đảm bảo an toàn.

Thứ ba: Chú trọng công tác bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên các phương tiện PCCC và máy bơm chữa cháy, hệ thống bể nước chữa cháy, đề xuất trang bị thêm các phương tiện nếu thiếu để có đủ cơ số sử dụng chữa cháy khi có cháy; bố trí các phương tiện chữa cháy xách tay bình bột, bình CO2 đảm bảo nơi dễ thấy, dễ lấy, đủ số lượng và chất lượng trên quy mô diện tích kinh doanh của chợ.

Ngoài ra tại các chợ cần trang bị thêm các thiết bị phá dỡ gồm có búa tạ, kìm cộng lực, đèn pin, xà beng, khẩu trang lọc độc, cáng y tế …các dụng cụ này rất hữu ích cho công tác thoát nạn, đặc biệt vào ban đêm.

Thứ tư: Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, trong đó đơn vị chủ công là Phòng Cảnh sát PCCC&CN,CH – Công an tỉnh Kon Tum đẩy mạnh kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức tuyên truyên về công tác PCCC cho các chợ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015 để các tiểu thương nắm được các quy đinh về PCCC; tổ chức các hoạt động PCCC trong phạm vi của mình và thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các tiểu thương không chấp hành các quy định về về vi phạm an toàn PCCC và có chế tài xử lý phù hợp. Đặc biệt chú trọng kiểm tra an toàn của các hệ thống điện sau các giờ tiểu thương đóng cửa, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, nấu ăn, thắp nhang thờ cúng.

 

Nguyễn Văn Ngọ (Phòng Cảnh sát PCCC&CN, CH)