A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nguy cơ cháy nổ từ các thiết bị điện

 

Thiết bị điện là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, thiết bị như thế nào là đảm bảo chất lượng, sử dụng như thế nào là đúng cách đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay khi tình trạng cháy, nổ từ các thiết bị điện liên tiếp xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

C:UsersAdministratorDesktopcollage_photocat.jpg

Nguy cơ cháy nổ từ các thiết bị điện luôn tiềm ẩn nếu không biết sử dụng, bảo quản đúng cách

Khoảng 18h00’ ngày 01/4/2018, khói bất ngờ bốc lên tại tầng 8 chung cư ParcSpring (số 537 Đường Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh); vụ cháy tuy không gây thiệt hại lớn nhưng đã khiến hàng trăm người dân sống tại khu chung cư hoảng loạn.Nguyên nhân gây cháy được xác định là do cục sạcdự phòng điện thoại cắm điện sạc lâu ngày không rút ra nên sinh nhiệt, phát cháy, lan sang đống sách và nhiều vật dụng khác. Đây chỉ là một trong số những vụ cháy phát sinh từ các thiết bị điện, những vật dụng quá đỗi quen thuộc và tiện ích đối với đời sống mỗi người nhưng lại luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy, nổ cao nếu không biết sử dụng và bảo quản đúng cách.

Theo Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai chương trình công tác năm 2018 của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn-Bộ Công an, năm 2017, cả nước xảy ra 4.074 vụ cháy, làm chết 96 người, bị thương 203 người, tiêu hủy về tài sản trị giá 2.120 tỷ đồng và 339 ha rừng; trong đó, nguyên nhân cháy liên quan đến điện chiếm gần 50%. Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, từ năm 2017 đến hết Quý I/2018, toàn tỉnh xảy ra 29 vụ cháy bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo điều tra của cơ quan chức năng, trong các vụ hỏa hoạn xảy ra, có tới 45-50% số vụ (15vụ/29 vụ) là do người sử dụng bất cẩn trong sử dụng điện, gây chạm, chập điện dẫn đến cháy, nổ.Người dân sử dụng các thiết bị điện sinh nhiệt để đun nấu, sinh hoạt nhưng lại đặt gần những vật liệu dễ cháy như vải, nhựa, vật liệu gỗ…gây ra cháy, nếu không phát hiện và xử lýkịp thời thì hậu quả rất khó lường.

Sở dĩ các vật dụng gia đình dễ phát sinh cháy phần lớn do khi không sử dụng, người dùng không ngắt điện, thiết bị hoạt động liên tục trong thời gian dài sinh nhiệt hoặc gặp sự cố điện gây hiện tượng cháy, nổ. Trong sử dụng thiết bị chiếu sáng, nguyên nhân phát sinh cháy thường do loại bóng đèn tròn (bóng đèn dây tóc). Khi đèn sáng, chỉ có2% – 4% điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành quang năng, phần còn lại biến thành nhiệt năng đốt nóng bóng đèn và các phần tử khác của hệ thống chiếu sáng tới nhiệt độ cao, do đó nguồn nhiệtnày có thể bắt cháy các chất cháy như giấy, bông, vải… khi để gần.Bên cạnh đó, các yếu tố như vật dụng cũ đã sử dụng nhiều năm, tận dụng các đồ vật đã hư hỏng sửa chữa lại; vật dụng không đảm bảo chất lượng do mua tại các cửa hàng không có bảo hành, không rõ xuất xứ; dây dẫn kém chất lượng, mối nối dây lỏng lẻo, dây bị gấp khúc, đè nén, bong hở vỏ bọc; cầu dao tự động không tự ngắt khi có sự cố… cũng là những nguyên dân dẫn đến tình trạng cháy, nổ do điện tăng cao.

Để giảm thiểu tình trạng cháy nổ và những tác hại to lớn do “giặc lửa” gây ra, Công an tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức cho người dân trong phòng cháy, chữa cháy, trong đó chú trọng hướng dẫn người dân cách thức sử dụng điện an toàn, thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, thay mới các thiết bị đã cũ, thực hành tiết kiệm, tắt điện khi không sử dụng, nhất là vào mùa hè để tránh hiện tượng quá tải, nghẽn mạch… Chỉ tính riêng trong năm 2017, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho các tiểu thương kinh doanh tại 07 chợ trên địa bàn tỉnh với 607 người tham gia;đẩy mạnh tuyên truyền lưu động nhân ngày “Toàn dân phòng cháy, chữa cháy”; tổ chức diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao trên địa bàn thành phố Kon Tum như Công ty Điện lực tỉnh, các cửa hàng xăng dầu, trung tâm thương mại…

Sự cố về điện luôn chiếm tỷ lệ cao trong các nguyên nhân gây cháy nổ, nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân. Muốn đẩy lùi nguy cơ này, bên cạnh sự vào cuộc của các lực lượng chức năng thì chính mỗi người dân phải nâng cao ý thức cảnh giácsử dụng điện an toàn.Mỗi gia đình phải lắp thiết bị tự ngắt cho hệ thống điện chung, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn. Hàng hóa dễ cháy không để gần bóng điện, ổ cắm. Bảng điện phải đặt cách xa vật dễ cháy tối thiểu là 0,5 m. Khi sử dụng bàn là, bếp điện… phải có người trông coi, không cắm nhiều thiết bị tiêu thụ điện vào một ổ cắm. Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điệnkhông cần thiết, cắt cầu dao tổng để bảo đảm an toàn.Nên mua vật dụng tại các trung tâm điện máy uy tín và có bảo hành; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, tra dầu, vệ sinh vật dụng, thiết bị, sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và đến thời điểm nhất định nên thay mới. Đường dây, ổ cắm phải bố trí nơi dễ quan sát, hạn chế tác động của ngoại lực, không luồn dây dẫn dưới các đồ vật khác. Phích cắm tiếp xúc với ổ cắm đảm bảo chắc chắn, mối nối dây bền chặt. Các thiết bị sử dụng năng lượng điện dự trữ chỉ sạc đủ lượng điện cần thiết, không cắm sạc lâu ngày vừa dễ gây cháy, nổ, vừa ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị.

Hơn ai hết, mỗi người dân hãy nâng cao ý thức phòng ngừa, tự bảo vệ mình và những người xung quanh trước những mối nguy hiểm đe dọa từ “giặc lửa” để không có những hậu quả đáng tiếc xảy ra.


Khánh Vi


Tin liên quan