A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Từ tháng 1/2021 đến nay, đã xác thực thông tin và công bố 33 tin giả, tin sai sự thật

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin với mạng Internet phát triển mạnh mẽ và phủ sóng toàn cầu, thời đại công nghệ số đặt ra nhiều vấn đề cần lưu ý về nạn tin giả, tin sai sự thật cần lực lượng chức năng xử lý triệt để.

C:\Users\Administrator\Desktop\m-t-i-t-ng-ng-th-ng-tin-sai-s-th-t-tr-n-m-ng-x-h-i-b-x-l-4577.jpg

Lực lượng Công an xử phạt hành vi đăng tin sai sự thật. Ảnh minh họa

Theo Bộ Thông tin và truyền thông, từ tháng 1/2021 đến nay, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (trực thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và truyền thông) đã xác thực thông tin và công bố 33 tin giả, tin sai sự thật. Đối với trường hợp không xác định được nhân thân của tổ chức, cá nhân vi phạm, Bộ Thông tin và truyền thông gửi yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như Google, Youtube, Facebook thực hiện các biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ.

Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, dịch bệnh COVID-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp cũng trở thành “đề tài” của nạn tin giả, tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức, cá nhân liên quan. Bộ Thông tin và truyền thông đã đề nghị Google, Youtube, Facebook gỡ 11 tài khoản giả mạo Bộ Y tế, 152 bài viết đưa tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh. Thanh tra Bộ Thông tin và truyền thông đã xử lý vi phạm việc cung cấp thông tin sai sự thật về dịch COVID-19 trên mạng xã hội tại một số địa phương, cụ thể: Năm 2020 đã xử lý 122 vụ việc tại 21 tỉnh/ thành phố; quý I/2021 xử lý 57 vụ việc tại 13 tỉnh/thành phố.

Tùy thuộc tính chất vụ việc, động cơ, mục đích vi phạm và hậu quả xảy ra, mức xử lý đối với hành vi đăng tải tin giả, tin sai sự thật sẽ khác nhau. Có thể nhắc nhở, răn đe; xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dich điện tử hoặc xử lý hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo chế tài của Bộ luật hình sự.

Thời gian tới, nhằm củng cố chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với nạn tin giả, tin sai sự thật, Bộ Thông tin và truyền thông đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ để phù hợp với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội khóa XIV thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Ngoài ra, Bộ Thông tin và truyền thông tập trung nghiên cứu bổ sung các nội dung sau: Mở rộng thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Y tế, Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lực lượng Công an nhằm tăng công tác thực thi, xử lý vi phạm; bổ sung biện pháp tạm ngừng hoạt động tên miền của các trang thông tin điện tử quảng cáo sản phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh sai sự thật nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.

Khánh Vi