A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức, các nhân để xảy ra sự cố nghiêm trọng về an toàn, vệ sinh lao động

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là tổ chức, các nhân để xảy ra sự cố nghiêm trọng về an toàn, vệ sinh lao động, không thực hiện trách nhiệm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là một nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 149-KH/TU ngày 23 tháng 5 năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19 tháng 3 năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới” (Kế hoạch số 149-KH/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 2407/KH-UBND để triển khai thực hiện.

Theo đó, Kế hoạch xác định mục tiêu như sau:

Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Phấn đấu giảm tai nạn lao động, nhất là tai nạn lao động nghiêm trọng; tỷ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%/năm; số người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%/năm; ít nhất 5% số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tổ chức quán triệt, tuyên truyền, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nâng cao chất lượng chính sách xã hội trong tình hình mới: Nội dung Chỉ thị số 31-CT/TW, Kế hoạch số 149-KH/TU; chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Hai là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Thường xuyên rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho phù hợp với tình hình thực tế, nhất là chính sách, pháp luật về phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, biện pháp ngăn ngừa, ứng phó, xử lý sự cố tai nạn lao động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động; kịp thời phát hiện,  xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là tổ chức, các nhân để xảy ra sự cố nghiêm trọng về an toàn, vệ sinh lao động, không thực hiện trách nhiệm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động…

Ba là, tăng cường đào tạo, nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo đảm vệ sinh lao động cho người lao động.

Bốn là, bố trí nguồn lực thực hiện chính sách an toàn, vệ sinh lao động

 


Tác giả: Thái Ngân
Tin liên quan