A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao chất lượng lực lượng Công an xã thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum

 


Thực hiện Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Công an nhân dân đặt ra yêu cầu đảm bảo “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, Kon Tum được chọn là tỉnh triển khai thí điểm mô hình tăng cường công an chính quy về xã thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT) tại địa bàn cơ sở. Đây là giải pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế còn tồn tại hiện nay cũng như nâng cao chất lượng lực lượng Công an xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

image2

Công an tỉnh Kon Tum là đơn vị thí điểm tổ chức mô hình tăng cường công an chính quy về xã

Được xác định là lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đảm bảo ANTT ở cơ sở, thời gian qua, lực lượng Công an xã đã phát huy vai trò không nhỏ là cánh tay nối dài của lực lượng Công an chính quy trongtrực tiếp nắm tình hình, giải quyết ban đầu, tại chỗ các vấn đề phức tạp nảy sinh, hướng dẫn các tổ chức quần chúng trong công tác bảo vệ an ninh tại địa bàn; làm tốt chức năng quản lý nhà nước về ANTT, phòng ngừa, tham gia đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, phối hợp giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, góp phần kiềm chế gia tăng tội phạm, tệ nạn xã hộiphục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động củalực lượng Công an xã bán chuyên trách cũng tồn tại không ít khó khăn liên quan đến năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức lực lượng, công cụ, trang thiết bị, phương tiện cũng như chế độ, chính sách trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dẫn đến tình trạng đã có hàng ngàn phó trưởng công an xã và công an viên xin nghỉ việc vì chế độ phụ cấp hằng tháng quá thấp, không bảo đảm điều kiện sinh hoạt của bản thân và gia đình. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động của Công an xã có nơi, có lúc chưa sâu sát, kịp thời; chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ ANTT của Công an xã ở một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, còn một số trường hợp Công an xã có sai phạm trong khi thi hành nhiệm vụ phải xử lý kỷ luật, thậm chí bị truy tố trước pháp luật. Trong khi đó, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, lực lượng đảm bảo ANTT cơ sở mỏng và thiếu, công tác phát hiện, xử lý các vụ việc còn hạn chế, khu vực nông thôn giờ đây đã trở thành địa bàn hoạt động của không ít các đối tượng phạm pháp hình sự. Tình hình ANTT ngày càng phức tạp, những phát sinh trong nội bộ quần chúng nhân dân đặt ra yêu cầu lực lượng công an xã phải được tăng cường và nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.Do đó, cần có phương án bố trí, tăng cường lực lượng Công an chính quy xuống xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo ANTT ngày càng phức tạp tại các địa bàn.

Hiện nay toàn quốc có hơn 820 xã ở 38 tỉnh, thành phố đã triển khai thực hiện bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã.Kon Tum là địa phương có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, 102 đơn vị hành chính cấp xã; là tỉnh miền núi, biên giới, có vị trí rất quan trọng, tiếp giáp với 2 nước Lào và Campuchia; mật độ dân cư không cao, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, Công an tỉnh Kon Tum đã triển khai bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an cấp xã đối với 10 phường, 6 thị trấn, 32 xã trọng điểm phức tạp về ANTT. Hiện có 41 đồng chí là công an chính quy được điều động đảm nhiệm các chức danh Công an xã, trong đó có 31 đồng chí là Trưởng Công an xã, 06 đồng chí Phó Trưởng Công an xã và 04 đồng chí Công an viên.Lực lượng Công an chính quy được bố trí ở xã nhìn chung phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ được giao, chủ động nắm bắt, kịp thời phát hiện những vấn đề phức tạp nảy sinh báo cáo cấp trên có chủ trương xử lý kịp thời. Đồng thời với khả năng linh hoạt, ý thức phòng ngừa nhạy bén, lực lượng công an xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, tổ chức nhiều mô hình ANTT cơ sở hay, hiệu quả để đấu tranh, phản bác với âm mưu, hoạt động tội phạm xuất hiện trong cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn tỉnh còn 54 xã chưa bố trí Công an xã chính quy. Trong khi đó, địa bàn cơ sở luôn là mối nguy hiểm chứa đựng nhiều nguy cơ rình rập, đe dọa đến tình hình ANTT, nhất là vùng tôn giáo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực biên giới.

Chính vì vậy, ngày 07/9/2018, tại Hà Nội, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã chủ trì buổi làm việc với các đơn vị có liên quan để họp bàn Kế hoạch thực hiện thí điểm bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum.Việc triển khai thí điểm bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã trên toàn địa bàn tỉnh Kon Tum sẽ là cơ sở quan trọng để tổng kết, rút kinh nghiệm làm cơ sở thực tiễn cho việc thực hiện chủ trương xây dựng Công an xã chính quy trên phạm vi cả nước khi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan có hiệu lực.

Theo đó, Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị có liên quanxây dựng, triển khai Kế hoạch thực hiện thí điểm bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, khi thực hiện “Đề án bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã tại các xã trọng điểm phức tạp về ANTT” và triển khai tổ chức mới của Bộ Công an tập trung theo tinh thần “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở” thí điểm trên địa bàn tỉnh, việc làm tốt công tác cán bộ, lựa chọn đúng cán bộ, xây dựng bộ khung tiêu chuẩn khi đưa công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã là điều kiện mấu chốt cần được tính toán kỹ lưỡng.Bởi lẽ, hình ảnh người chiến sỹ công an nhân dân ngày càng gần dân, sát dân, bám cơ sở đã được người dân đồng thuận, ủng hộ và giúp đỡ.Thực tế việc lựa chọn cán bộ Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã đúng tiêu chuẩn quy định, năng lực đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng công an xã, giải quyết nhanh những vụ việc ANTT ngay tại cơ sở, phòng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội ở địa bàn nông thôn đạt hiệu quả. Vì vậy, Công an tỉnh phải có kế hoạch chuẩn bị kỹ mọi mặt, trước hết là lựa chọn cán bộ đủ phẩm chất năng lực, độ tuổi; tiếp tục tập huấn, đào tạo lại về kỹ năng công tác, nghiệp vụ, kiến thức chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã để từ đó nắm chắc tình hình, bám sát cơ sở, gần gũi với nhân dân.

Có thể khẳng định rằng, chủ trương tăng cường lực lượng Công an chính quy trực tiếp nắm tình hình, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT tại địa bàn cơ sở, nhất là các xã trọng điểm, phức tạp về ANTT sẽ góp phần giải quyết những khó khăn đặt ra trong tổ chức cũng chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an xã hiện nay. Và việc tổ chức mô hình thí điểm tại Công an tỉnh Kon Tum sẽ là điều kiện cần thiết để đánh giá được tính thiết thực, hiệu quả cũng như những khó khăn, vướng mắc của việc triển khai mô hình này, qua đó rút kinh nghiệm triển khai tốt hơn khi mở rộng ra phạm vi cả nước. Đồng thời, đây cũng lànhững cơ hội thuận lợi góp phần nâng cao chất lượng công tác đảm bảo ANTT ngay từ địa bàn cơ sở không chỉ ở Kon Tum nói riêng mà mở rộng ra cả nước nói chung; qua đó phát huy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, giải quyết triệt để vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngay tại cơ sở, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới.

Khánh Vi