A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

71 năm ngày thành lập lực lượng An ninh nhân dân (12/7/1646-12/7/2017)

 

Ngày 12 tháng 7 năm 1946, lực lượng An ninh tiến hành tổng trấn áp Quốc dân đảng trên toàn quốc, đập tan cuộc đảo chính phản cách mạng do Quốc dân đảng câu kết với quân đội viễn chinh Pháp tiến hành, góp phần bảo vệ tuyệt đối an toàn chính quyền cách mạng non trẻ đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, bảo vệ nền độc lập dân tộc vừa mới thành lập. Ngày 12 tháng 7 được xác định là ngày truyền thống của lực lượng ANND anh hùng.

Trải qua chặng đường 71 năm phát triển, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng ANND dưới lá cờ Đảng quang vinh đã đấu tranh làm thất bại âm mưu, ý đồ chống phá của các thế lực thù địch, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

I. Quá trình hình thành, phát triển của lực lượng an ninh

Ra đời từ cách mạng tháng 8/1945, được Đảng, Bác Hồ giáo dục và rèn luyện, được nhân dân hết lòng tin yêu và giúp đỡ, lực lượng An ninh nhân dân không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Trải qua các thời kỳ cách mạng, trong chiến tranh chống xâm lược cũng như trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay, lực lượng An ninh nhân dân luôn là công cụ tin cậy và là vũ khí sắc bén để bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn luôn xác định lực lượng an ninh là công cụ chuyên chính trọng yếu của Đảng, của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Ngay từ những tháng năm đầy cam go của cách mạng Việt Nam sau khi giành được chính quyền năm 1945, với tinh thần tất cả vì sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám, lực lượng An ninh nhân dân đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, lập được những chiến công quan trọng, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân trước sự tiến công, chống phá hết sức ác liệt của thực dân Pháp và các thế lực phản động, tay sai.  Vụ án số 7 Ôn Như Hầu, vào ngày 12/7/1946, đập tan mưu đồ đảo chính phản cách mạng do bọn Quốc dân Đảng câu kết với quân đội viễn chinh Pháp tiến hành. Chiến công vang dội này đã góp phần vô cùng to lớn cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phá thế liên kết của thù trong, giặc ngoài, bảo vệ được chính quyền cách mạng còn non trẻ. Với ý nghĩa lịch sử to lớn đó, ngày 12-7 trở thành ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam.

– Các tổ chức tiền thân

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lịch sử Việt Nam bước sang giai đoạn mới: Giai đoạn cách mạng Việt Nam do giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo. Đảng ta đã vạch ra con đường và phương pháp cách mạng đúng đắn duy nhất mang tính khoa học và tính thực tiễn sâu sắc ở nước ta đánh đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến. Giành độc lập dân tộc, dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội: Đảng đề ra phương pháp kiên quyết dùng bạo lực cách mạng, dựa vào sức mạnh của quần chúng, lãnh đạo quần chúng từ đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân, dựng nên nền chuyên chính dân chủ nhân dân và xây dựng xã hội mới. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng rất coi trọng công tác xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cách mạng. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam.

Trong cao trào cách mạng năm 1930- 1931 đỉnh cao là Xô Việt Nghệ Tĩnh đã xuất hiện những đội Tự vệ đỏ gồm những người ưu tú, có tinh thần hăng hái, can đảm trách nhiệm và có sức khỏe tốt được cử ra từ các công hội, nông hội, đoàn thanh niên cộng sản… Đây vừa là lực lượng vũ trang của chính quyền Xô Viết dựa vào quần chúng chống lại khủng bố cực kỳ dã man của đế quốc thực dân, vừa là công cụ trấn áp phản cách mạng để suy trì an ninh ở nông thôn. Những đội Tự vệ đỏ là hạt nhân đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng, của nhân dân do Đảng ta lãnh đạo.

Từ những năm 1924, những người yêu nước đầu tiên ở Nghệ Tĩnh đã tiếp thu đường lối cách mạng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Sau sự kiện lịch sử thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) đến tháng 3-1930 đã thành lập các Tỉnh Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nghệ Tĩnh gồm Tỉnh Đảng bộ Vinh- Bến Thuỷ, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Ngày 18/3/1930, phân cục Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ở Trung Kỳ đóng tại Vinh phát truyền đơn kêu gọi các giới gia nhập các tổ chức quần chúng của Đảng để đấu tranh đòi các quyền lợi. Một trong những lực lượng được Đảng tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ là tự vệ (có nơi gọi Xích vệ ). Tuy chưa có một cơ cấu tổ chức thành hệ thống từ trên xuống dưới nhưng ở hầu hết các tổng, làng xã, thôn đều thành lập tự vệ đỏ dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp uỷ và sự chỉ đạo trực tiếp của Xã bộ nông (tức hình thức chính quyền cách mạng lúc ấy) được tổ chức thành tiểu tổ, tự trang bị vũ khí thô sơ. Trong những ngày sôi nổi nhất của phong trào quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tự vệ Đỏ đã vượt qua mọi gian lao, nguy hiểm vừa làm chỗ dựa cho phong trào quần chúng đấu tranh, việc phân công canh gác các ngả đường đề phòng bọn mật thám, theo dõi bọn tay sai, tìm diệt bọn gian ác, có nhiều nợ máu, bảo vệ tổ chức cơ sở Đảng, bảo vệ chính quyền Xô Viết còn non trẻ, bảo vệ các tổ chức quần chúng. Tự vệ Đỏ còn bảo vệ việc thực hiện các chính sách mới của Xô Viết, tuyên truyền quần chúng giữ gìn bí mật, bảo vệ cán bộ của Đảng.

Tự vệ Đỏ thực tế đã trở thành công cụ bạo lực vũ trang duy nhất của chính quyền Xô Viết. Trong thư của Ban chấp hành Trung ương Đảng gửi Xứ uỷ Trung Kỳ, khi nhận được báo cáo về việc thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh, ngoài việc phê bình uốn nắn những thiếu sót về việc đề ra đường lối chủ trương chính sách. Trung ương Đảng đã chỉ dẫn kế hoạch bảo vệ và duy trì chính quyền Xô Viết, nêu nhiệm vụ của tự vệ Đỏ lúc này là “phải tập luyện quân sự, phải tìm kế mà cướp lấy súng địch, trật tự trong làng cho nghiêm, và khuyên dân cày bừa làm ăn bình thường”.

Tự vệ Đỏ đã tự chế tạo vũ khí thô sơ và cướp vũ khí địch để tự trang bị, luôn luôn sẵn sàng để đối phó với mọi tình hình, sẵn sàng làm những nhiệm vụ nặng nề nguy hiểm. Đã có 411 đội tự vệ Đỏ với 9148 đội viên. Các xã bộ nông, thôn bộ nông đã tịch thu thóc tiền của địa chủ hoặc thu tô nhẹ trên số ruộng đã chia cho nông dân, sung vào quỹ kinh phí để nuôi tự vệ tập luyện, lập tổ rèn giáo mác, chi vào việcy tế cứu tế.

Trong các cuộc biểu tình của công nông ở các địa phương, tự vệ đỏ đã cắt đường dây điện thoại, phá các bộ phận điện tín ở các nhà ga, đốt các chòi canh, điếm gác của địch. Ngày 1/9/1930, các đội tự vệ đỏ ở các huyện Thanh Chương đã đánh phá Rào Gang(nằm giáp giới hai huyện Thanh Chương và Nam Đàn) bắt giữ bọn hào lý các làng Xuân Bảng, Tú Viên, Xuân Tường, Phong Nậm, Nguyệt Bổng…Tự vệ tổng Đại Đồng phá cầu chợ Lạt chặn địch từ Đô Lương xuống. Tự vệ tổng Võ Liệt bắt giữ 11 tên tổng lý và những tên nghi làm mật thám. Chị em tổng Võ Liệt chuẩn bị sẵn sàng nước uống cho toàn huyện. Tự vệ Đỏ còn canh gác các ngả đường trong huyện bảo vệ cho 20000 nông dân kéo về huyện đường đốt phá nhà giam, giải thoát tù nhân.

Ngày 12/9/1930, 8000 nông dân hưng Nguyên tập trung ở ga Yên Xuân để đi biểu tình. Đội tự vệ đỏ đã bao vây nhà ga, bắt giữ xếp ga, căt dây điện thoại không cho địch liên lạc. Giặc cho máy bay ném bom chặn đoàn biểu tình ở Thái Lão làm nhiều người chết và bị thương. Chiều đến, công sứ Pháp lại cho máy bay đến ném bom lần thứ hai, cả hai lần bọn chúng đã làm chết 217 người và 125 người bị thương. Tự vệ đỏ đã làm nòng cốt xung kích cùng bà con nông dân thu xếp chôn cất thi hài những người hi sinh và ngay tối hôm đó đã bảo vệ lễ truy điệu của huyện ủy vào tối hôm đó.

Ngày 13/9/1930, một ngàn đội tự vệ đỏ đã làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ lễ truy điệu lớn tại chợ Cồn, huyện Thanh Chương do tỉnh uỷ Nghệ An tổ chức có đại biểu Trung ương, đại biểu các phủ huyện trong Tỉnh tham dự. Các đội viên tự vệ đỏ đã bảo vệ tấm băng đỏ mang dòng chữ “Truy điệu những chiến sỹ vô danh đã hi sinh vì nhiệm vụ để bênh vực lợi quyền cho quần chúng lao khổ ở An Nam”. Giữa tháng 9/1930 tự vệ đỏ đã bảo vệ an toàn Đại hội đại biểu Đảng bộ Hà Tĩnh tại thôn Phù Việt, huyện Thạch Hà, có 20 đại biểu của 8 huyện Đảng bộ tham dự.

Ngày 5/10/1930 Xứ uỷ Trung kỳ đánh giá và uốn nắn phong trào ở Nghệ Tĩnh. Trong bài “ Bây giờ phải làm gì?” đăng trên báo “Người cùng khổ” có viết: “Bây giờ bất cứ ngày và đêm, anh em, chị em đều tự do hội họp hàng ngàn, hàng vạn để diễn thuyết biểu tình. Anh chị em tự bỏ lễ tuần canh và ở các làng anh em đặt đội tự vệ đỏ để đề phòng mật thám và che chở cho nông dân”. Điều này chỉ rõ chức năng của tự vệ đỏ là lực lượng xung kích chống địch thu thập tin tức phá hoại, đán áp và là lực lượng nòng cốt bảo vệ quần chúng cách mạng.

Tháng 11,12 năm 1930 các đội tự vệ đỏ tiếp tục hoạt động tích cực trong các cuộc đấu trang như ngày 7/11 kỷ niệm cách mạng tháng Mười  Nga, huyện uỷ Hương Khê huy động 1.500 quần chúng, huyện uỷ Yên Thành huy động 1.000 quần chúng biểu tình kéo về các huyện đường đòi bỏ suu giảm thuế. Ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn, biểu tình phản đối đế quốc Pháp và Nam triều phong kiến thiết lập đồn binh và đoàn phu. Ngày 10 tháng 12/1930 lính đồn Ba Giang, Thạch Hà kéo vào làng Phù Việt đốt 270 nóc nhà cướp 9 con trâu bò và vơ vét nhiều tài sản. Huyện uỷ Thạch Hà kêu gọi quần chúng tới giúp đỡ, don dẹp, đem trâu bò tới cày cấy, giúp 50 thúng gạo. Tiếp đó các đội tự vệ đỏ bảo vệ các hoạt động sôi nổi nhất là vào ngày 20/12/1930 kỷ niêm Quảng Châu công xã ở huyện Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nghi Lộc. Tri huyện Nghi Lộc là  Tôn Thất Hoàn cùng 5 tên lính đã bị tự vệ  làng Song Lộc  trừng trị ngày 2/1/1931. Để trả thù cho Tôn Thất Hoàn, giặc đốt trụi làng. Huyện uỷ Hưng Nguyên, Nghi Lộc tổ chức quần chúng và tự vệ đỏ nổi trống mõ, biểu tình thị uy phản đối hành động tàn ác của giặc Pháp và Nam triều, tổ chức đón tiếp và nuôi dưỡng gia đình bị đốt phá.

Trước sự khủng bố điên cuồng của địch, ngày 3/1/1930 thường vụ Trung ương Đảng gửi thông cáo hướng dẫn các cấp uỷ Đảng về việc chuyển hướng hoạt động trong điều kiện bị địch khủng bố dữ dội. Thực hiện chỉ thị của Trung ương các cấp uỷ càng quan tâm lãnh đạo tổ chức các đội tự vệ. Tự vệ đỏ đã tích cực bảo vệ và hỗ trợ các cuộc đấu tranh chống tàn sát, chống buộc nhận thẻ “quy thuận”, chống địch bỏ thuốc độc vào các giếng để giết hại nhân dân ở các huyện Nghi Lộc, bảo vệ các cuộc đấu tranh kỷ niệm “tuần lễ đỏ” theo chủ trương Quốc tế cộng sản. Đoàn thể thiếu niên cách mạng cũng có những hoạt động sôi nổi. Ngày 12/2/1931 báo “Tiếng gọi” của huyện uỷ Thạch Hà viết: “Hơn 30 trẻ em vừa trai, vừa gái ở Đ – H tự tổ chức một đoàn thể, thường đi chăn trâu ngoài đồng, diễn tập ẩn nấp như đội quân, thỉnh thoảng các em nhỏ mở cuộc họp công khai diễn thuyết, lấy lá viết truyền đơn và kết đoàn biểu tình..cứ ra ban điều tra đi dò la xét hoạt động của địch…”

Ngày 14/4/1931 tự vệ đỏ làng Thái Yên (Đức Thọ) đã giết tên tay sai gian ác đội lùn Đỗ Nguyên Thiện tại cánh đồng Bùi Xá. Đội tự vệ đỏ Phúc Sơn (Anh Sơn) đã giết tên đồn trưởng Pe ri e  và 12 lính tại dốc đá Phúc Sơn. Các cuộc vây đồn, đánh lính trừng trị bọn hào lý và tay sai đế quốc Pháp, giải thoát cho các cán bộ đảng viên bị bắt, giúp các làng xã bị địch khống chế phục hồi lại phong trào cách mạng diễn ra liên tục trong hai tỉnh.

Tiếp theo chỉ thị của thường vụ Tỉnh uỷ, quân uỷ Trung Kỳ cũng gửi cho các cấp uỷ Đảng bản “chiến lược ra trận” hướng dẫn kế hoạch tổ chức và tập luyện cho quần chúng cách thức đối phó với các hình thức khủng bố của địch khi đi biểu tình. Sau khi nhận được các bản chỉ thi này, khắp nơi đã dấy lên phong trào tập luyện quân sự. Các Đảng viên, hội viên nông hội ngày thì sản xuất đấu tranh, đêm thì nô nức tập luyện quân sự với tự vệ đỏ.

Đây là thời điểm sục sôi khí thế chiến đấu bảo vệ Xô Viết, bảo vệ phong trào cách mạng của nông dân Nghệ Tĩnh trong những ngày chống sự khủng bố của đế quốc Pháp.

Đi đôi với việc tập luyện quân sự, chuẩn bị cho các cuộc biểu tình thị uy trong ngày Quốc tế lao động, các cấp uỷ Đảng ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh liên tiếp vận động quần chúng biểu tình bao vây các đồn lính, chặn đánh các toán lính tuần tiểu của Đế quốc Pháp, giải thoát cho những cán bộ Đảng viên bị bắt và bổ trợ cho những nơi bị địch khống chế để phục hội phong trào cách mạng. Mở đầu cho phong trào này ngày 12/4/1931 nhân dân và tự vệ huyện Anh Sơn đồng loạt tấn công vào các đồn Mỹ Ngọc (tổng Thuần Trung), đồn Cự Đại ( tổng Bạch Hà), đồn Yên Trung (tổng Lạng Điền), đồn Yên Tỉnh ( tổng Đặng Sơn), đồn Đô Lương (tổng Đô Lương). Phối hợp với phủ Anh  Sơn, nhân dân tổng Cát Ngạn, huyện Thanh Chương cũng biểu tình bao vây đồn Chợ tổng (16/4). Tự vệ và nhân dân Phủ Long ( (phủ Hưng Nguyên) phá đồn Đông Lợi. Các cuộc vây đồn, đánh lính trừng trị bọn hào lý và tay sai đế quốc Pháp, giải thoát cho nhữưng cán bộ Đảng viên bị bắt, giúp các làng xã bị địch khống chế phục hồi lại phong trào cách mạng diễn ra liên tục trong hai tỉnh.

Ngày 18/5/1931 tự vệ đỏ làng Yên Phúc (Anh Sơn) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng giao. Sau ngày nhân dân làng Yên Phúc (Phủ Anh Sơn) phá vườn của tên Nghè Giá, một viên  quan  có uy thế trong vùng để lấy lại số đất đai bị hắn bao chiếm. Công sứ Pháp và Tổng đốc Nghệ An đưa một đơn vị lính khố xanh về đàn áp. Bị tự vệ và nhân dân phục kích quấy rối suốt ngày đêm bọn chúng phải chuyển đi nơi khác. Lính đồn rút ngày hom trước thì ngày hôm sau dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng cho tự vệ bắt 11 tên hào lý mật thám hợp tác với lính đồn chống phá cách mạng ra xử tội, một mặt vận động quần chúng vay lúa nhà giàu để cứu đói cho dân. Tên đồn trưởng vừa đi qua cũng bị tự vệ phục kích đánh chết.

Phong trào cách mạng tiếp tục phát triển, tự vệ đỏ càng tỏ rõ là lực lượng vũ trang sắc bén của chính quyền Xô Viết. Đế quốc Pháp và phong kiến Nam triều thi hành hàng loạt chính sách tàn bạo và thâm độc để đàn áp cách mạng. Chúng lập hệ thống bang tá, đoàn phu, lập đồn dày đặc, bắt dân nhận thẻ quy thuận, thẻ vãng lai….để tiện bề kiểm soát, ngăn ngừa cách mạng, các cấp uỷ Đảng lần lượt bị địch phá vỡ lại kiên trì xây dựng lại. Năm 1931 toà án thực dân ở Vinh đã kết án 1.336 người, trong đó có 15 án tử hình, 90 án chung thân, 250 người từ 7 đến 13 năm, 1.026 người từ năm năm đến khổ sai. Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, tự vệ đỏ đã chiến đấu ngoan cường làm cho địch trong một năm phải thay đổi quan đầu tỉnh  tới 3 lần. Tổng đốc Nghệ An – Hồ Đắc Khải bị đuổi đi nơi khác vì bất lực. Phan Bá Phổi ra giữ chức Tổng đốc dược mấy tháng không làm chủ được tình thế lại chịu chung số phận với Hồ Đắc Khải, nhường chỗ cho Nguyễn Khoa Kỳ. Cuối năm 1931 là thời kỳ khủng bố trắng cực kỳ ác liệt của địch. Ách kìm kẹp của đế quốc và phong kiến trùm lên mọi nơi. Lực lượng tự vệ đỏ quá nhỏ bé so với lực lượng lớn và thiện chiến mà kẻ địch huy động đến, các chính quyền Xô Viết không còn tồn tại. Địch khủng bố hết sức ác liệt nên tự vệ đỏ dần dần chấm dứt hoạt động.

Có thể nói, trong quá trình vận động giành chính quyền, Đảng ta đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ bí mật, bảo vệ tổ chức, bảo vệ phong trào Cách mạng. Nhờ làm tốt công tác này mà Đảng ta tồn tại, phát triển vững mạnh trong nanh vuốt của kẻ thù, vận động và xây dựn lực lượng Cách mạng ngày một lớn manh. Công tác bảo vệ phát triển cùng với qui mô phát triển của quá trình vận động Cách mạng. Nhiều loại hình tổ chức vừa làm công tác bảo vệ vừa vận động Cách mạng đã ra đời trong quá trình đó. Có thể xem những tổ chức này là tiền thân của lực lượng vũ trang ta. Từ “tự vệ đỏ” trong cao trào Cách mạng 1930-1931 đến các “đội danh dự Việt Minh” thời kì tiền khởi nghĩa đều đã thực hiện những nhiệm vụ mà ngày nay chúng ta gọi là công tác an ninh. Những tổ chức đó cũng được xem là những tổ chức tiền thân của lực lượng An ninh nhân dân.

– Quá trình hình thành

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, tháng 8/1945, dân tộc ta đã lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Là một trong những lực lượng vũ trang cách mạng trọng yếu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng và chế độ XHCN, lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam vinh dự được ra đời trong những ngày tháng hào hùng của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (19/8/1945).

Ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 23/SL hợp nhất các lực lượng liêm phóng và cảnh sát toàn quốc thành Việt Nam Công an vụ. Sắc lệnh quy định nhiệm vụ của Việt Nam Công an vụ:

“- Tìm kiếm, tập trung các tin tức và tài liệu liên can đến sự an toàn của quốc gia, hoặc bên trong, hoặc bên ngoài.

– Đề nghị thi hành những phương pháp đề phòng những sự hành động có thể làm rối việc trị an và mất trật tự trong nước, bất cứ sự hoạt động đó là do người Việt Nam hay người ngoại quốc.

– Điều tra về những hoạt động trái phép nói trên và truy tìm người can phạm để giúp toàn án trong sự trừng trị”.

Theo sắc lệnh số 23/SL ngày 18/4/1946 Bộ Nội vụ ra Nghị định 121/NĐ do Bộ trưởng Huỳnh Thúc Kháng ký, quy định về bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp Công an trên toàn quốc. Tại Nha Công an lúc này có 6 bộ phận gồm: Văn phòng, phòng chính trị, phòng tư pháp hình sự, phòng hành chính ngoại vụ, phòng căn cước, phòng quản trị trại giam. Theo đó, hệ thống ngành dọc của lực lượng chính trị (lực lượng An ninh) gồm: Tại Nha Công an có phòng chính trị, tại Sở Công an kỳ có phòng chính trị, tại Ty Công an tỉnh có Ban Chính trị.

Đối với công tác an ninh, sắc lệnh đã đề cập cụ thể về những mặt công tác: Điều tra nghiên cứu, phát hiện, đấu tranh với các loại đối tượng trong nước và nước ngoài làm phương hại đến sự an toàn của quốc gia. Từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay, sắc lệnh 23/SL và Nghị định 121 là hai văn bản pháp quy cao nhất, hoàn chỉnh nhất về tổ chức bộ máy, về chức năng, nhiệm vụ của Công an cũng như của lượng lượng chính trị (lực lượng An ninh).

Ngay từ khi ra đời, lực lượng An ninh đã được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao nhiệm vụ đấu tranh chống phản cách mạng để bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân. Nhiệm vụ đó được quán xuyến suốt chặng đường chiến đấu và trưởng thành cùng với quá trình trưởng thành của lực lượng Công an trong tiến trình cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và sự đùm bọc của nhân dân, lực lượng An ninh Việt Nam đã anh dũng, kiên cường, mưu trí, cùng các lực lượng cách mạng khác tập trung chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, chính quyền nhân dân trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Việc ra đời của lực lượng an ninh nhân dân là một đòi hỏi khách quan, một yêu cầu thực tiễn và là yếu tố không thể thiếu được trong công cuộc bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ Chính quyền cách mạng và bảo vệ nhân dân. Đây là công cụ sắc bén, tin cậy của Đảng để chuyên chính với kẻ thù, đảm bảo dân chủ cho nhân dân, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

II. Ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, trong bối cảnh khó khăn bộn bề và lực lượng còn mỏng, thế hệ đầu tiên của lực lượng An ninh đã mưu trí, dũng cảm, vượt qua hoàn cảnh, một lòng tận trung với Đảng, dựa vào nhân dân để chiến đấu với ý chí quyết thắng kẻ thù, bảo vệ nền độc lập, tự do mà dân tộc ta mới giành được.

Gần một năm kiên trì đấu tranh, lực lượng An ninh đã điều tra, thu thập thông tin, bắt và tiêu diệt hàng ngàn tên tay sai chỉ điểm, bọn cầm đầu các đảng phái làm tay sai cho giặc Pháp, Nhật, Tưởng; phá tan hàng chục tổ chức và nhen nhóm phản động. Đặc biệt, ngày 12/7/1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được sự giúp đỡ tích cực của quần chúng nhân dân, sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng vũ trang, lực lượng An ninh đã tổ chức cuộc tổng trấn áp thành công bọn Quốc dân đảng trên toàn quốc, đập tan cuộc đảo chính phản cách mạng do Quốc dân đảng câu kết với Quân đội viễn chinh Pháp tiến hành. Chiến công vang dội này góp phần to lớn thúc đẩy tiến trình phát triển của cách mạng, là sự kiện quan trọng, là mốc son vẻ vang của lực lượng An ninh nhân dân. Với ý nghĩa lịch sử to lớn đó, ngày 12/7 đã trở thành Ngày Truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam anh hùng.

– Hoàn cảnh lịch sử

Ngay sau khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, chính quyền cách mạng và nhân dân ta phải bước ngay vào thử thách mới. Các thế lực ngoại xâm núp dưới chiêu bài là quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật để thực hiện dã tâm xâm lược nước ta. Tưởng là thời cơ lật đổ chính quyền cách mạng đã đến, hàng trăm tổ chức, đảng phái phản động đã bị đánh gục trong Cách mạng Tháng 8 lại đua nhau ngóc đầu dậy. Thế lực ngoại xâm câu kết với bọn phản động bên trong thành liên minh phản cách mạng cực kỳ nguy hiểm. Chúng lợi dụng tình hình kinh tế – xã hội của đất nước vừa được giải phóng còn muôn vàn khó khăn, ráo riết và manh động tiến hành chống phá ta quyết liệt.

Ảnh: Vương Lữ Kiêu, tổng lãnh sự Tưởng, Willson, tổng lãnh sự Anh và tổng lãnh sự Mỹ, đại diện cho các thế lực ngoại xâm tranh giành quyền lợi trên đất nước ta

Khi 20 vạn quân Trung Hoa Quốc dân Đảng (quân Tưởng Giới Thạch) vào Việt Nam giải giáp vũ khí quân Nhật theo sự phân công của phe đồng minh, bộ phận hải ngoại của Việt Nam Quốc dân đảng cũng về Việt Nam. Lực lượng quân đội Trung Hoa Quốc dân Đảng mang theo kế hoạch ‘Diệt Cộng cầm Hồ’ của Tưởng Giới Thạch, nhằm ủng hộ các đảng phái quốc gia thành lập một chính phủ thân Trung Hoa Quốc dân Đảng tại Việt Nam. Để tránh xung đột với 20 vạn quân Tưởng, trong khi không đủ sức nắm toàn bộ chính quyền, chính quyền cách mạng (lúc này là Việt Nam độc lập đồng minh hội- còn gọi là Việt Minh) đồng ý thiết lập một chính phủ liên hiệp lâm thời, trong đó có sự tham gia của Việt Nam Quốc dân Đảng.

Hai phe tự xưng là đối lập trong Chính phủ là Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội (Việt Cách) không tham gia bầu cử. Qua trung gian của tướng Trương Phát Khuê (tư lệnh quân đội Trung hoa Quốc dân đảng tại Việt Nam), Việt Minh tạm thời hòa giải với các lực lượng khác. Trong kỳ họp thứ nhất Quốc hội đã đồng ý nhượng thêm 70 ghế và 4 bộ (Ngoại giao, Kinh tế, Xã hội và Canh nông) mà không thông qua bầu cử cho các phái này theo thỏa thuận ngày 24 tháng 12 năm 1945 giữa Việt Minh và hai lực lượng này tại Đại sứ quán Trung Hoa.

Bộ trưởng Nội vụ lúc đó Võ Nguyên Giáp cho rằng: ‘…chúng (chỉ Việt Quốc, Việt Cách) càng biết rõ một cuộc tuyển cử công bằng sẽ không mang lại gì cho chúng.”. Hai phe này thực chất là 2 tổ chức phản động tay sai (thân Pháp,Trung Quốc) muốn dựa vào các thế lực nước ngoài làm lũng đoạn cách mạng Việt Nam,Việt Cách thì do Nguyễn Hải Thần thành lập, Việt Quốc do Trương Tử Anh lãnh đạo.

 Bối cảnh đó không chỉ đe dọa trực tiếp đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc mà còn đẩy chính quyền cách mạng vào tình thế ‘ngàn cân treo sợi tóc’.

Lực lượng An ninh vừa mới ra đời, quân số ít, nghiệp vụ còn non yếu nhưng với tinh thần chiến đấu kiên cường lại được nhân dân hết lòng đùm bọc, giúp đỡ và khéo vận dụng luật pháp nên đã sớm khẳng định là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh chống phản cách mạng.

Tại Nam Bộ, các chiến sỹ vừa tham gia chiến đấu kìm chân quân Pháp, vừa tổ chức trấn áp phản cách mạng, bảo vệ an toàn cơ quan chỉ huy đầu não kháng chiến, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Tại Trung Bộ và Bắc Bộ, lực lượng An ninh triệt để vận dụng luật pháp, thực hiện sách lược mềm dẻo của Đảng để trấn áp các tổ chức phản động và vận động quần chúng công khai đấu tranh tạo ra áp lực chính trị mạnh mẽ; vô hiệu hóa các hoạt động của liên minh phản cách mạng trong, ngoài. Bọn Quốc dân đảng luôn có dã tâm lật đổ chính quyền cách mạng; đã ráo riết chống phá ta liên tục nhưng không thực hiện được dã tâm đó. Lúc này, phong trào Cách mạng ở Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo đang phát triển rộng khắp. Mặc dù tranh giành quyền lợi với Pháp ở Bắc Đông Dương nhưng Tưởng không thể cùng một lúc vừa đối phó với Cách mạng trong nước vừa tranh giành với Pháp. Chúng tạm dẹp mâu thuẫn để thỏa hiệp về quyền lợi trước mắt. Ngày 28/3/2946, Tưởng và Pháp kí hiệp ước Hoa- Pháp thỏa hiệp về quyền lợi ở Việt Nam. Theo Hiệp ước, Tưởng nhường cho Pháp thay Tưởng chiếm đóng từ vĩ tuyến 16 trở ra và làm thêm nhiệm vụ đồng minh giải giáp quân Nhật. Pháp nhường cho Tưởng một số đặc quyền như sử dụng cảng Hải Phòng, có chính sách tối huệ quốc và Hoa kiều. Quân Tưởng sẽ rút hết vào ngày 31/3/1946. Với hiệp ước này, Pháp công khai thế chân Tưởng xâm lược hoàn toàn nước ta. Nguy cơ xâm lược của Pháp đã rõ ràng. Nhưng nếu nhân dân ta cầm súng chống lại Pháp thì Tưởng không đứng yên mà sẽ đứng về phía Pháp tiêu diệt Cách mạng với sự giúp đỡ của Anh và Mỹ. Do đó, Đảng ta chủ trương tạm thời hòa hoãn với Pháp để nhanh chóng đẩy quân Tưởng về nước, tránh đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Hiệp định sơ bộ giữa ta và Pháp được ký ngày 6/3/1946. Hiệp định quy định Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một nước tự do, có Chính phủ, có nghị viện, có quân đội, có tài chính riêng ở trong liên bang Đông Dương và trong khối liên hiệp Pháp. Chính phủ Pháp cam kết thừa hận những quyết định của một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề thống nhất ba kỳ. Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thỏa thuận cho 15000 quân Pháp vào Bắc Việt Nam thay thế quân đội Tưởng và trong năm năm, mỗi năm một phần năm, toàn bộ quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam.

Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Hoàng Minh Giám, Nguyễn Tường Tam, Pi-nhông, Xanh-tơ-ni và lãnh sự Trung Quốc sau lễ ký Hiệp định Sơ bộ 06/3/1946

Chủ trương hòa hoãn với Pháp và ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3 là chủ trương sáng suốt của Đảng, Chính phủ ta. Nhờ đó quân Tưởng đã rút về nước, ta loại được một kẻ thù, đồng thời phá vỡ âm mưu câu kết của bọn phản Cách mạng trong, ngoài là đẩy Chính phủ vào thế cô độc trước liên minh Anh, Pháp, Mỹ, Tưởng. Vì thế, lúc này ta hoàn toàn rảnh tay tập trung đối phó với một kẻ thù chính là thưc dân Pháp. Chủ trương sáng suốt của Đảng thể hiện trong chỉ thị “Hòa để tiến”: “Chúng ta hòa với Pháp để: một, tranh tình thế bất lợi; hai, bảo toàn thực lực giành lấy giây phút nghỉ ngơi và củng cố vị trí đã chiếm được, chấn chỉnh đội ngũ Cách mạng, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong trào, tóm lại để chuẩn bị đầy đủ, nhằm cơ hội tốt tiến lên giai đoạn Cách mạng mới…”

Sau khi Hiệp ước Hoa – Pháp, Hiệp định sơ bộ được kí kết, các đảng phái phản động, bọn tay sai, những thế lực chống đối Cách mạng bị phân hóa thành những khuynh hướng khác. Nổi lên lúc này là sự phân hóa cao độ của bọn Việt quốc và Việt cách. Một số vẫn ôm chân Tưởng như Nguyễn Tường Tam và bọn quốc dân đảng ở Thanh Hóa đã lấy cắp tiền cùng tài liệu, vũ khí chạy theo Tưởng… Số đông tìm cách móc nối với Pháp, cam tâm tiếp tục làm tay sai cho Pháp. Một số khác do Vũ Hồng Khanh cầm đầu chạy lên Vĩnh Yên cùng Đỗ Đình Đạo xây dựng cơ sở, quyết chống Cách mạng đến cùng. Sau khi những tên tay sai trong Việt quốc, Việt cách đã lộ mặt phản cách mạng chạy theo Tưởng, số còn lại sát nhập với nhau lập ra “quốc dân đảng Việt Nam” (quốc dân đảng), cử ra Trương Tử Anh làm chủ tích, Vũ Hồng Khanh làm bí thư, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Xuân Tùng, Phạm Khải Hoàn làm ủy viên. Tuy sát nhập, nhưng mỗi đảng đều theo đuổi mưu đồ riêng, song chúng đều cùng một mục đích chung là làm tay sai cho Pháp, dựa vào Pháp thực hiện tham vọng lật đổ chính quyền Cách mạng. Đặc biệt nghiêm trọng là bọn Việt cách, chúng vừa có dã tâm lật đổ chính quyền vừa mang tính chất manh động. Trương Tử Anh cầm đầu bọn Việt cách là tay sai đắc lực nhất, y chỉ đạo các cơ sở của Việt cách chống ta quyết liệt. Hệ thống cơ sở của Việt cách rất bí mật và phát triển trên địa bàn toàn quốc. Cùng với quốc dân đảng, bọn mật thám, quuan lại cũ của Pháp đua nhau móc nối hoạt động trở lại. Bọn phản động lợi dụng đạo Thiên chúa do Lê Hữu Trì, Phạm Ngọc Chi, Hoàng Quỳnh Cầm đều công khai nổi dậy. Chúng bí mật liên lạc với Pháp, nhận tiền và vũ khí thành lập lực lượng “Tự vệ Công giáo”, âm mưu thành lập chính quyền Công giáo tự trị.

Ở miền Nam, thực dân Pháp không những đình chỉ chiến sự theo Hiệp định sơ bộ mà còn liên tiếp mở các cuộc hành quân, bình định đánh úp nhiều vị trí cuả ta. Chúng coi Nam Bộ là một bộ phận của lãnh thổ Pháp và lập ra “Nước Nam Kỳ tự trị”, đưa Nguyễn Văn Thinh lên làm Thủ tướng, lập ra “Nước Tây Kỳ tự trị” ở Tây Nguyên. Thực hiện chính sách biến Tây Nguyên thành quốc gia riêng thành quốc gia riêng rẽ của người Pháp, không có chính quyền của người Việt.

Đảng ta dự báo trước âm mưu của Pháp và diễn biến tình hình nên ngay khi đẩy đuổi được quân Tưởng về nước, Đảng đã chỉ đạo nhân dân và các lực lượng vũ trang kheo kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phá âm mưu địch, quyết giữ cho được độc lập, tự do. Tại các đô thị và cùng đông dân cư, ta tổ chức mittinh, biểu tình, đình công phản đối Pháp phá hoại hiệp định. Báo chí công khai vạch trần toàn bộ âm mưu của Pháp và bọn tay sai, đả kích chính quyền bù nhìn ôm chân Pháp… Lực lượng trinh sát chính trị các tỉnh Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ thâm nhập vào hàng ngũ địch, diệt trừ những tên đầu sỏ trong hàng ngũ tay sai của Pháp. Tại Sài Gòn, trừng trị tên Trần Tấn Phát và Nguyễn Văn Thạch, ủy viên hội đồng tư vấn Nam Kì, tên Dương Hiền Sỹ, chủ bút tờ báo phản động mang tên “Phục Hưng”. Công an Gia Định tổ chức đốt kho đạn Thị Nghi, tiêu hủy 6 nghìn tấn đạn của một trung đội lính Pháp bảo vệ. Em Lê Văn Tám và bốn công nhân là cơ sở của trinh sát chính trị Gia Định đã anh dũng hy sinh trong trận đánh vang dội này. Ở Bắc Bộ, lực lượng trinh sát chính trị Hải Phòng đã  bắt Thái Bạch Tông và đồng bọn, ngăn chặn kịp thời âm mưu thành lập “Đảng Việt quốc mới” làm tay sai cho Pháp, Hà Nội khám xét trụ sở của bọn Việt Bam quốc dân đảng ở số 2 phố Chinh, thị xã Phủ Lý, Bắc Giang bắt bọn cầm đầu Việt Nam quốc dân đảng ở chùa Hàm Long. Tháng 5/1946, lực lượng trinh sát chính trị thuộc Công an Hòa Bình phối hợp với các lực lượng vũ trang khác trấn áp cuộc bạo loạn của tổ chức “ Đại Việt duy dân” do Lý Đông A cầm đầu, âm mưu cướp chính quyền ở châu Kỳ Sơn. Ta bắt Lý Đông A, Phó đảng trưởng Lý Thái ĐỨc và hàng chục tên tay sai cốt cán. Tháng 6/1946, đội trinh sát đặc biệt thuộc phòng chính trị sở Công an Bắc Bộ bắt Nghiêm Xuân Chi, trùm ám sát của quốc dân đảng khi y đang thực hiện kế hoạch ám sát đồng chí Nguyễn Lương Bằng và đồng chí Võ Nguyên Giáp trước tòa nhà Thủy Tọa bên hồ Hoàn Kiếm. Thực hiện nhiệm vụ bắt Chi là đội trưởng Nguyễn Bá Hùng và các trinh sát viên Ba Đình, Đỗ Đức, Sơn, Nhật. Trinh sát đặc biệt mật phục trên quãng đường từ quận Hàng Trống đến nhà Thủy Tọa. Khi tên Nghiêm Xuân Chi vừa đi xe đạp đến trước nhà Thủy Tọa, các trinh sát bất ngờ ập tới bắt gọn, thu hai khẩu súng ngắn đạn đã lên nòng. Ít ngày sau, hai trinh sát viên là Ba Khuê và Đỗ Đức đóng vai người chở đò dọc đột nhập vào hang ổ của quốc dân đảng ở Phú Thọ bắt bí mật tên Tham Trân, một trong những tên Đại Việt là tay dai đắc lực cho mật thám Pháp. Khai thác Nghiêm Xuân Chi và Tham Trân, ta nắm được một số tin tức về âm mưu đảo chính, lất đổ chính quyền nhân dân của quốc dân đảng. Nha Công an chỉ đạo phòng chính trị Sở Công an Bắc Bộ tăng cường công tác trinh sát trên địa bàn Hà Nội, làm rõ những hoạt động của quốc dân đảng về âm mưu đảo chính.

– Diễn biến vụ án Ôn Như Hầu

Hà Nội lúc này là địa bàn trọng điểm, nơi tập trung các cơ quan đầu não của thực dân Pháp và của quốc dân đảng, là đầu mối liên lạc của các tổ chức phản động, bọn tay sai. Nha Công an Trung ương và Sở Công an Bắc Bộ chỉ đạo phòng chính trị phát triển mạnh lực lượng trinh sát gồm hơn năm trăm nhân viên, được bố trí theo địa bàn từng khu phố và trên các tuyến đường giao thông thủy, bộ, đường sắt để nắm tình hình. Đội trinh sát nhỏ tuổi nhất do đồng chí Lê Trung Đông, 17 tuổi là đội trưởng đặc trách theo dõi hoạt động của quốc dân đảng tại khu tự trị Ngũ Xã. Đội trinh sát đặc biệt gồm mười hai đội viên do đồng chí Nguyễn Bá Hùng là đội trưởng, chịu trách nhiệm bí mật bảo vệ các cơ quan của Đảng, Chính Phủ đồng thời trừ khử những phần tử tay sai gian ác. Một đội trinh sát khác chuyên trách nắm tin tức trên các chuyến tàu hỏa, đường thủy, đường bộ… Do có hệ thống trinh sát rộng khắp và mạng lưới cộng tác viên trọng mọi tầng lớp xã hội nên lực lượng trinh sát chính trị phát hiện được nhiều nhân vật của quốc dân đảng thường lén lút ra vào thành Hà Nội- trung tâm chỉ huy của quân đội Pháp. Phát hiện quân Pháp cung cấp vũ khí cho cho lực lượng vũ trang của quốc dân đảng mang tên “Thần Lôi đoàn”, “Thiết huyết đoàn”, “Hùm xám”. Bọn này chuyên ám sát cán bộ, bắt cóc, tống tiền làm quỹ cho tổ chức nhưng lại đổ lỗi cho ta để gây mâu thuẫn. Trung tuần tháng tư, trinh sát trên tuyến đường sắt phát hiện bọn quốc dân đảng từ Trung Bộ ra Hà Nội. Trên tàu, chúng trao đổi với nhau về việc ra trung ương khu bộ phận chỉ thị tiến hành cuộc đảo chính… Khi ta bắt được tên Tham Trân, tên này khai sẽ có cuộc đảo chính nổ ra, y có nhiệm vụ vận động công chức cũ ủng hộ chính quyền của quốc dân đảng.

Cùng thời gian này, trên địa bàn Hà Nội, bọn quốc dân đảng hoạt động ráo riết khác thường. Hàng chục trụ sở công khai treo cờ, có lĩnh mặc quần áo của quân Tưởng đứng gác, quốc dân đảng tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống Chính phủ từ khu tự trị Ngũ Xã kéo xuống bờ hồ Hoàn Kiếm. Truyền đơn, khẩu hiệu và các ấn phẩm chống Chính phủ được in công khai tại 80 Quán Thánh, tán phát ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành. Cũng trong thời gian này, ở các tỉnh tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp, lực lượng trinh sát chính trị tập trung điều tra, tăng cường trấn áp các tổ chức, đảng phái phản động. Truy bắt bọn hùm xám ở Hà Nội sau vụ ám sát đồng chí Ba Viên tại Nhà Rượu, truy bắt tên Đỗ Đình Đạo, trấn áp các ổ nhóm quốc dân đảng Sơn Tây, Ninh Bình, Hòa Bình, Hưng Yên,… thu được nhiều truyền đơn, dụng cụ làm bạc giả và vũ khí. Ở Ninh Bình, bắt được đối tượng Bạch Vân- Thủ lĩnh quốc dân đảng, Hải Phòng bắt Hoàng Ngọc Bách. Tại Thái Bình ta trấn áp vụ nổi loạn ở Cổ Tuyết, bắt hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí và tài liệu quan trọng. Tại Trung Bộ, truy quét năm cơ sở của quốc dân đảng ở Quảng Nam, Thừa Thiên, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa. Tổ chức trấn áp bọn quốc dân đảng có vũ trang ở Lào Cai, Móng Cái, Phú Thọ, Vĩnh Yên,… Quá trình truy quét bọn quốc dân đảng ở địa phương thấy rõ hệ thống tổ chức của chúng sâu rộng và ảnh hưởng không nhỏ đến quần chúng nhân dân. Những tài liệu thu được và lời khai của số bị bắt chứng minh quốc dân đảng câu kết với quân đội viễn chinh Pháp để tiến hành cuộc đảo chính phản cách mạng là có thật. Thời gian cuộc đảo chính nổ ra đang đến gần.

Hoạt động chống phá của quốc dân đảng ngày càng ráo riết. Đồng chí Tổng giám đốc Nha Công an Trung ương trực tiếp chỉ huy các lực lượng trinh sát tìm mọi cách để làm rõ kế hoạch đảo chính của chúng. Các nguồn tin của trinh sát cho thấy, bọn quốc dân đảng đang xúc tiến thực hiện cuộc đảo chính vào ngày 14/7/1946, nhưng ta không thu được chứng cứ để công khai trấn áp.

Lúc này Hồ Chủ tịch và phái đoàn của Chính phủ ta đang ở Pháp. Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng, đồng chí Trường Trinh và đồng chí Võ Nguyên Giáp yêu cầu phái thu bằng được thời cơ, chứng cứ mới trấn áp, không được mắc mưu khiêu khích của kẻ thù, phải ngăn chặn cuộc đảo chính nhưng vẫn giữ được hòa bình, kéo dài thời gian chuẩn bị kháng chiến, đảm bảo an toàn cho phái đoàn của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đang ở Pháp.

Trong quá trình điều tra, đồng chí Nguyễn Văn Tạo, phụ trách Ty tập trung tài liệu xây dựng được hai cơ sở là người của Đại Việt có bí số H120 và C3. Cơ sở C3 là y tá, làm tại bệnh viện Bạch Mai, thường xuyên ra vào trụ sở 132 Đuy- vi- nhô, C3 cho biết: Tại đây có khoảng 20 tên đang in thông cáo, truyền đơn, lời hiệu triệu để chuẩn bị cho cuộc đảo chính sẽ nổ ra vào ngày 14/7. Nhưng chúng canh gác rất nghiêm ngặt, cơ sở không lấy được một vật chứng nào để chứng minh tin tức là xác thực. Trong ngày 11/7, các trụ sở của quốc dân đảng ở Hà Nội có biểu hiện khác thường: Không có lính canh gác, không treo cơ. Cơ sở C3 tiếp tục báo tin ở trụ sở 132 Đuy- vi- nhô bọn quốc dân đảng đang đóng gói tài liệu để chuyển đi các tỉnh. Trước tình hình khẩn trương đó, đồng chí Tổng giám đốc Nha Công an trung ương Lê Giản nhiều lần xin Trung ương cho phép Nha Công an tiến hành trấn áp, nhưng Trung ương không đồng ý ví không có đủ chứng cứ.

Sáu giờ tối ngày 11/7, đồng chí Võ Nguyên Giáp đến Nha Công an nghe báo cáo tình hình. Đồng chí công nhận tin tức của Công an là xác thực và thông báo: “Mấy ngày gần đây chỉ huy quân đội Pháp nhiều lần xin Bộ Tổng tham mưu của ta cho quân đội Pháp được diễu binh ngoài khu vực quy định, trên một số đường phố lớn nhân ngày Quốc khánh nước Pháp (14/7). Ta chưa trả lời”. Đồng chí Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh: “Bọn Pháp và các phần tử phản Cách mạng đang tìm mọi cách để lật đổ chính quyền của ta. Khi đi Pháp, Bác dặn ở nhà nếu có xảy ra va chạm giữa ta với quân đội Pháp hoặc với quốc dân đảng, phải giải quyết hết sức thận trọng, việc lớn cần bóp nhỏ lại, việc nhỏ không cho phát triển thành lớn”. Trước khi ra về, đồng chí Võ Nguyên Giáp nhắc lại: “Phải kiên quyết trấn áp bọn phản động, nhưng phải hết sức thận trọng, không để chúng lợi dụng khiêu khích gây phức tạp trong lúc này. Sáng mai tôi sẽ quyết định”

Ảnh: Một số địa điểm Quốc dân Đảng chiếm, lập trụ sở, tra tấn cán bộ và nhân dân ta

 

Trong đêm 11/7, Tổng Giám đốc Nha Công an Trung ương tổ chức liên tục ba cuộc họp với nhữn đồng chí lãnh đạo của Nha và Sở Công an Bắc Bộ để bàn phương án đối phó. Nửa đêm, cơ sở C3 khẩn cấp bảo tin: Tại số nhà 132 Đuy- vi- nhô, chúng đã gói xong truyền đơn, lời hiệu triệu kêu gọi lật đổ chính quyền, một số đã được chuyển đi. Sáng 12/7, tất cả các trụ sở của quốc dân đảng ở Hà Nội sẽ phân tán và rút vào bí mật, chuẩn bị đảo chính. Căn cứ vào tin báo của C3 và diễn biến hoạt động tại các trụ sở của quốc dân đảng, đêm đó Nha Công an và Sở Công an Bắc Bộ đã họp và quyết định “Vận mệnh của quốc gia dân tộc là trên hết, phải đột kích vào trụ sở 132 Đuy-Vi-Nhô, thu chứng cứ trình Chính phủ để xin được mở cuộc trấn áp Quốc dân đảng, nếu không sẽ không còn thời cơ”.  Các đồng chí lãnh đạo Nha, Sở Công an Bắc Bộ và phòng chính trị thống nhất đưa ra quyết định táo bạo: Bí mật đột nhập vào trụ sở 132 Đuy- vi- nhô để thu chứng cứ. Trong trường hợp không có chứng cứ thì coi như là một vụ cướp của tống tiền, bọn quốc dân đảng không có cớ làm to chuyện. Cuộc đột kích được ấn định vào 4h30’ sáng ngày 12/7.

Đúng 4h30’ sáng 12/7, đồng chí Nguyễn Văn Tạo và Lê Hữu Qua chỉ huy một tiểu đội Công an xung phong và trinh sát chính trị bất ngờ đột kích vào hang ổ địch ở 132 Đuyvinhô. Khi ấy, hơn 20 tên Quốc dân đảng còn đang nằm ngủ la liệt trên sàn nhà, bên những đống truyền đơn, tài liệu đã đóng gói. Cuộc đột kích thắng lợi, ta bắt gọn hơn 20 tên phản động, thu máy in, súng, lựu đạn và một xe cam nhông tài liệu phản động. Khám xét trụ sở ta biết được kế hoạch đảo chính diễn ra với kịch bản: Sáng ngày 14/7, quân Pháp sẽ diễu binh mừng Quốc khánh trên các đường phố Hà Nội. Khi đoàn diễu binh đến gần Bắc Bộ phủ, bọn quốc dân đảng sẽ ném lựu đạn, bắn súng vào số lĩnh da đen đi đầu. Lấy cớ Việt Minh không đảm bảo an toàn cho Pháp, chống lại quân đồng minh, lực lượng diễu binh sẽ ập vào Bắc Bộ phủ bắt toàn bộ nội các của ta và tuyên bố thành lập Chính phủ Quốc dân đảng thay thế. Tại Pháp, chúng sẽ đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Chính phủ đang ở Pháp đi châu Phi giam giữ.

Mờ sáng ngày 12/7, Nha Công an Trung ương trình chứng cứ lên quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Khang. Nhờ có bằng chứng rõ ràng, Quyền Chủ tịch nước lập tức ra lệnh cho phép Nha Công an công khai mở cuộc trấn áp tất cả các trụ sở công khai và bí mật của Quốc dân đảng tại Hà Nội, bắt gần ba trăm tên, thu nhiều tài liệu và phương tiện hoạt động. Cuộc đảo chính phản Cách mạng do quốc dân đảng câu kết với quân đội viễn chinh Pháp thực hiện bị đập tan trước khi nổ ra 48 giờ.

Description: Description: Báo Công an mới, phát hành tháng 11/1946 đăng về vụ án Ôn Như Hầu.

Ảnh: Báo Công an mới, phát hành tháng 11/1946 về vụ án Ôn Như Hầu

Khám xét trụ sở số 7 Ôn Như Hầu, đồng chí Đại tá Trần Tấn Nghĩa – Đội trưởng Đội trinh sát đặc biệt của Sở Công an Bắc Bộ kể lại: “Hôm đó là ngày 12/7/1946, vào khoảng bảy giờ sáng, Đội trinh sát đặc biệt chúng tôi ngồi trên chiếc ôtô hòm từ Sở Công an Bắc Bộ theo đường Trần Bình Trọng đến Ôn Như Hầu. Theo kế hoạch, tôi mang theo mệnh lệnh sự vụ để thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét những người có mặt tại trụ sở số 7 phố Ôn Như Hầu can tội tống tiền, bắt cóc người đưa về Sở Công an Bắc Bộ. Khi chúng tôi đến thì lực lượng Công an xung phong và tự vệ chiến đấu của ta đã bao vây trụ sở.

Tôi xuống xe và ra hiệu cho toàn đội trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Việc đầu tiên là cắt dây điện thoại để không cho chúng liên lạc với nhau. Với thái độ đĩnh đạc, tôi tiến sát đến cổng, nói với tên lính gác (lúc đó có khoảng một tiểu đội lính gác vũ khí đầy đủ và trên hành lang cũng có nhiều lính có vũ khí, sát khí đằng đằng, sẵn sàng bấm cò nhả đạn…) Tôi lớn tiếng gọi chúng mở cổng, đón tiếp người của Sở Công an Bắc Bộ đến nói chuyện với chỉ huy của chúng.

Lời qua tiếng lại, rồi sau khoảng năm phút chúng buộc phải mở cổng và chỉ cho một mình tôi vào trụ sở. Chúng đưa tôi đến sảnh đường và Phan Kích Nam đón tôi ở đây. Sảnh đường trang hoàng sang trọng, có ý khoe khoang các loại vũ khí và bọn vệ sĩ.

Tên Phan Kích Nam to cao, vừa đeo súng, vừa mang kiếm lê thê ăn mặc theo kiểu nhà binh Nhật, mắt đeo kính. Trước khi vào gặp Phan Kích Nam, chúng yêu cầu tôi giao súng ngắn cho chúng giữ, chỉ được đi người không. Tôi làm theo yêu cầu của chúng và thái độ ngoan ngoãn. Nhưng trong đầu đang nghĩ cách tấn công bất ngờ nếu có thời cơ.

Phan Kích Nam đón tôi và tự giới thiệu “Tôi Phan Kích Nam, Đại biểu Quốc hội, Trung ương uỷ viên Quốc dân Đảng, Tư lệnh đệ nhất chiến khu…” Sau ít phút, hắn ngạo mạn hỏi tôi: “Vậy tôi được vinh dự đang nói chuyện với ai đây?”. Tôi ôn tồn xưng tên, chức vụ, nói rõ đến bắt, khám xét đưa những người có mặt ở số 7 Ôn Như Hầu về Sở Công an Bắc bộ để xét hỏi, vì có nhiều đơn tố cáo hành động bắt cóc, tống tiền.

Description: Description: Nhà số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều) - một trong số những trụ sở của bọn phản động Quốc dân đảng tại Hà Nội (năm 1946).

Ảnh: Số 7 Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều)

Nghe vậy, Phan Kích Nam cười ngạo nghễ, cầm tờ mệnh lệnh đọc qua và nói rành rọt: “Chú em ngây thơ ơi. Tại sao các người ký lệnh bắt, khám trụ sở của một đảng. Ta là Đại biểu Quốc hội, là bất khả xâm phạm mà người ký lệnh bắt ta lại là Phó chủ sự của Việt Minh, là cái thá gì mà có sự lạ đời như vậy. Phải có ý kiến Chính phủ của ông Hồ Chí Minh thì mới nói chuyện với Phan Kích Nam này được”.

Bực lắm nhưng tôi cũng tỏ ra nghe lời và hứa với nó sẽ về báo cáo, có gì sẽ quay lại. Nó cười thú vị, đắc chí và nói: “Có thế chứ, có thế mới đúng cách xử sự của người Nhà nước chứ”. Nó gọi vệ sĩ đưa súng trả lại cho tôi và tiễn tôi ra về.

Tôi ra đến  ngoài trụ sở thì anh em xúm lại hỏi tình hình. Tôi chỉ trả lời: “Tất cả cứ sẵn sàng và chờ lệnh trên. Sau đó tôi lên ôtô về trụ sở Công an Bắc Bộ có lối đi sang Nha Công an trung ương. Tôi được mời sang gặp các đồng chí: Lê Giản, Nguyễn Văn Tạo, Bùi Đức Minh, Lê Hữu Qua. Tôi báo cáo lại sự việc gặp Phan Kích Nam và nói thêm: “Nếu có lệnh nổ súng tấn công, e sẽ bị thương vong nhiều, bọn chúng phòng bị rất chu đáo”.

Khi quân của ta quay trở lại, hắn vẫn làm bộ lên tiếng là một lãnh tụ Việt Nam quốc dân đảng, có chân trong Quốc hội, không ai được quyền xâm phạm. Lúc ấy, một người bị bắt cóc đã chỉ thẳng vào mặt hắn nói: “Chính nó hôm qua đã kề gươm vòa cổ tôi bắt viết thư về nhà đòi tiền chuộc”.

Khám xét trụ sở số 7 Ôn Như Hầu và số 2 phố Đỗ Hữu Vị, ta phát hiện được những căn hầm làm nơi tra tấn với nhiều loại dụng cụ tra tấn còn dính máu, khai quật trong vườn chuối hai trụ sở này và mò dưới hồ Thiền Quang phát hiện thấy nhiều xác người do bọn chúng thủ tiêu chôn chồng lên nhau và trói tay chân ném xuống hồ, cảnh tượng đó làm phơi bày tội ác ghê tởm, bộ mặt quốc gia giả hiệu của chúng.

Khám xét trụ sở của Việt Nam quốc dân đảng ở đường Quán Thánh. Khu vực này nằm sát với nơi Pháp đóng quân, bọn phản động tin rằng sẽ được Pháp che chở nên khi ta tới, chúng dựa vào những bức tường dày, dùng trung liên và tiểu liên chống lại. Cuộc chiến đấu kéo dài hai giờ đồng hồ. Sau đó Pháp đưa xe bọc thép đến để uy hiếp lực lượng An ninh của ta và lực lượng liên kiểm lập tức can thiệp, quân Pháp đành phải rút xe bọc thép về thành. Anh em ta xông vào nhà, thu được nhiều tài tài liệu mà chúng chưa kịp thủ tiêu. Trong số tài liệu tịch thu, chúng ta tìm được bản kế hoạch bắt cóc và ám sát từ ngày 10 đến 11/7.

Trước những vụ việc đó, một cuộc triển lãm về tội ác của quốc dân đảng diễn ra ba ngày tại trụ sở số 7 Ôn Như Hầu thu hút hàng chục ngàn lượt người dân ở Hà Nội đến xem. Đây là đòn đánh độc đáo của chúng ta có tác động thực tế là bóc trần bộ mặt bán nước, hại dân của quốc dân đảng trước quần chúng nhân dân. Rất nhiều người còn mơ hồ, khi đến xem triển lãm đều tỏ thái độ dứt khoát tẩy chay quốc dân đảng. Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Võ Nguyên Giáp rất nhạy bén trong công tác tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, phục vụ cho công tác trấn áp quốc dân đảng.

 

Description: Description: alt

Ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Đội trinh sát chính trị – Sở Công an Bắc Bộ


Cuộc trấn áp không chỉ được tiến hành ở Hà Nội, mà nhân thời cơ đó, Chính phu và Nha Công an Trung ương chỉ đạo các tỉnh đồng loạt mở cuộc trấn áp Quốc dân đảng. Đây là quyết định rất sáng suốt, có tác dụng to lớn là chúng ta đã làm tan rã lực lượng của một đảng chính trị phản động nhất, có thực lực nhất lúc bấy giờ. Thực hiện lệnh của Chính phủ và Nha Công an, lực lượng chính trị các tỉnh trên địa bàn toàn quốc đồng loạt trấn áp các tổ chức của quốc dân đảng ở địa phương mình, đón bắt bọn tội phạm chạy từ Hà Nội về địa phương ẩn náu. Tại Hải Dương, trinh sát chính trị đột nhập trụ sở quốc dân đảng ở thị xã, bắt mười tên trong đó có tên Nhượng cầm đầu tổ chức. Hưng Yên đón bắt Đỗ Quốc Tín, Quang Văn Đà từ Hà Nội chạy về. Các tổ chức quốc dân đảng ở Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình… đều bị quét sạch. Trinh sát chính trị Nghệ An bao vây bắt gọn toàn bộ bọn đầu sỏ thì Hà Nội chạy vào bằng đường tàu hỏa, trong đó có hai tên Ủy viên Trung ương cùng bọn cầm đầu tỉnh. Phát huy thắng lợi, lực lượng chính trị phối hợp với lực lượng vũ trang tấn công vào hang ổ, căn cứ vũ trang, chính quyền phân liệt của quốc dân đảng ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Móng Cái, Vĩnh Yên, Việt Trì. Tháng 11, ta giải phóng thị xã Lào Cai, là thị xã cuối cùng bị bọn Việt Nam quốc dân đảng chiếm đóng, đồng thời truy quét bọn thổ phỉ, bọn đặc vụ, số tàn dư của quốc dân đảng ở Cao Bằng, Lạng Sơn… giữ yên tuyến biên giới.

Cuộc tổng trấn áp quốc dân đảng ngày 12/7/1946 không chỉ có ý nghĩa đáp tan một cuộc đảo chính phản Cách mạng mà còn phá tan hệ thống tổ chức của một đảng phản động có thực lực nhất, phá tan liên minh phản Cách mạng giữa bọn bên trong với thế lực bên ngoài. Trong quá trình đấu tranh, chúng ta đã dựa hẳn vào luật pháp; khéo léo tổ chức tuyên truyền để huy động được sức mạnh của quần chúng nhân dân tạo thành áp lực chính trị, vừa làm suy sụp tinh thần của quốc dân đảng vừa răn đe hoạt động can thiệp của quân đội viễn chinh Pháp.

Ảnh: Mệnh lệnh sự vụ của Sở Công an Bắc Bộ lệnh cho đồng chí Nguyễn Bá Hùng (Trần Tấn Nghĩa) và đội trinh sát đặc biệt khám số 7 Ôn Như Hầu

Đội ngũ lãnh đạo chỉ huy của Công an, của trinh sát chính trị không chỉ nắm vững đường lối của Đảng mà còn dám nghĩ dám làm, nhận định đúng tình huống, dám quyết định và hoạt động mưu trí, sáng tạo trong những giờ phút ngặt nghèo nhất. Đó là phẩm chất cách mạng trong sáng, đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc và nhân dân lên trên hết, là ý chí quyết thắng, quyết đoán và khôn khéo trong quá trinh giải quyết tình huống. Biết tổ chức tuyên truyền phù hợp với nhận thức của quần chúng, làm cho quần chúng thấy ngay, thấy rõ bộ mặt thật của kẻ giấu mặt. Từ những cuộc trấn áp ở Hà Nội, ta đã phát triển thành cuộc tổng trấn áp trên toàn quốc, tinh thần đó mang tính chiến lược trong nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài của toàn Đảng, toàn dân ta.

– Ý nghĩa từ thắng lợi của vụ án Ôn Như Hầu và ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam

Cuộc tổng trấn áp Quốc dân đảng thắng lợi, đập tan cuộc đảo chính phản cách mạng do chúng câu kết với quân đội viễn chinh Pháp trước 48 giờ, xứng đáng là một mốc lịch sử vẻ vang; là đỉnh cao sau gần 1 năm chiến đấu liên tục để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân củng cố chính quyền cách mạng, thoát khỏi tình thế ‘ngàn cân treo sợi tóc’, xứng đáng là mốc son lịch sử vẻ vang, là đỉnh cao sau 01 năm chiến đấu liên tục bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân đưa chính quyền thoát khỏi thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Chiến công 12/7/1946 khẳng định phẩm chất tận trung với Đảng, tinh thần mưu trí, sáng tạo và quyết thắng của lực lượng An ninh nhân dân; tinh thần hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng và sự hỗ trợ đắc lực của quần chúng nhân dân trong đấu tranh chống phản cách mạng.

Giải quyết thắng lợi vụ án “Ôn Như Hầu” là một thành tích xuất sắc trong công tác phản gián của ta. Chiến công này không chỉ làm thất bại âm mưu của bọn phản động câu kết với đế quốc để cướp chính quyền ở Hà Nội bằng một cuộc đảo chính, mà còn làm cho mọi người, kể cả những người còn mơ hồ thấy rõ bộ mặt phản quốc của bọn tay sai và nhận thức rõ hơn chính sách đại đoàn kết của Chính phủ, củng cố lòng tin vào sự nghiệp các mạng của Đảng và nhân dân ta; đồng thời nó có những ảnh hưởng rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi trấn áp, tiêu diệt các lực lượng chống đối phá tan hệ thống tổ chức của đảng phái phản động có thực lực nhất, liên minh phản cách mạng giữa thù trong, giặc ngoài.

Ảnh: Đồng chí Võ Nguyên Giáp, chỉ đạo Nha Công an, cùng các đồng chí Lê Giản, Lê Hữu Qua, Nguyễn Tài và Nguyễn Tiến Dũng tại buổi tọa đàm tháng 3/1995

Cuộc tiến công thắng lợi trụ sở Quốc dân đảng Việt Nam ở phố Ôn Như Hầu đã đập tan âm mưu của thực dân Pháp câu kết với bọn phản động định lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ. Cuộc chiến đấu của các lực lượng công an đã góp phần giam chân địch trong thành phố. Đây là những chiến công đầu vẻ vang của CAND Việt Nam. Đánh giá việc khám phá vụ án trên, nguyên Tổng Bí thư Trường Chinh từng viết: “Những vụ khám bắt trên đây có một tác động vô cùng tquan trọng, nó lột mặt lạ của bọn phản động bên trong, tay sai của bọn phản động bên ngoài… nó lôi ra ánh sáng dư luận một bọn giả danh quốc gia, dân tộc. Mấy cuộc khám bắt vừa đây cắm một cái mốc trên con đường thống nhất dân tộc và biểu lộ sức mạnh, uy tín của chính quyền nhân dân. Các báo hoan nghênh Chính phủ và công chúng tán thưởng việc làm của Ty Công an, đã tỏ rằng đồng bào ta đã có ý thức về chính trị…”

Vụ án “Ôn Như Hầu” đã đi vào lịch sử của dân tộc và lịch sử Ngành Công an nhân dân nói chung, lực lượng An ninh nhân dân nói riêng như một mốc son sáng chói về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, làm vẻ vang cho lực lượng Công an nhân dân. Vì những ý nghĩa to lớn đó, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành quyết định số 457/2001/QĐ-BCA (X11), tại điều 1 quy định: Xác định ngày 12 tháng 7 năm 1946 là ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam.

Việc khám phá vụ án phố Ôn Như Hầu, không chỉ đập tan một cuộc đảo chính phản cách mạng mà còn phá tan hệ thống tổ chức của một đảng phản động có thực lực nhất; phá vỡ liên minh phản cách mạng giữa các đối tượng bên trong với thế lực bên ngoài. Đúng như đồng chí Trường Chinh, khi đó là Tổng Bí thư của Đảng đánh giá: “Những vụ khám bắt trên đây có một tác dụng vô cùng quan trọng, nó lột mặt nạ bọn phản động bên trong, tay sai của bọn phản động bên ngoài… Nó lôi ra ánh sáng dư luận một bọn giả danh chính trị, giả danh quốc gia dân tộc… cắm một cái mốc trên con đường thống nhất dân tộc, biểu lộ sức mạnh và uy tín của chính quyền nhân dân”.

Sau thắng lợi của vụ án Ôn Như Hầu, ngày 12/7/1946 trở thành ngày đặc biệt ý nghĩa đối với lực lượng An ninh nhân dân, mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng, văn hóa sâu sắc, đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngày càng vững mạnh của lực lượng An ninh nhân dân – lực lượng có bề dày lịch sử chiến đấu, khẳng định tầm quan trọng hàng đầu của công tác đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Thứ nhất, ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng sâu sắc, đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngày càng vững mạnh của một trong những lực lượng vũ trang cách mạng nòng cốt, quan trọng của Đảng, Nhà nước, đảm bảo sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Ngày 12/7/1946 đánh dấu sự ra đời của lực lượng An ninh nhân dân – một lực lượng ra đời trong cao trào Cách mạng, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc và đã trở thành một lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ của toàn Đảng, toàn dân. Trải qua biết bao gian khổ, lực lượng An ninh nhân dân ngày càng lớn mạnh, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân đã đi vào lòng không chỉ mỗi cán bộ chiến sĩ mà còn là một mốc son lịch sử sáng chói, ghi dấu thắng lợi của vụ án Ôn Như Hầu trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Chiến công ấy mang ý nghĩa thời đại to lớn, khẳng định ý chí đấu tranh chống phản Cách mạng của toàn Đảng, toàn dân và cả lực lượng An ninh nhân dân.

Trong bối cảnh chính quyền cách mạng mới ra đời còn non trẻ, vừa phải đối phó với kẻ thù bên ngoài, mang dã tâm xâm lược nhưng lại núp dưới danh nghĩa ‘Đồng minh’; các đảng phái phản động bên trong nuôi âm mưu cướp chính quyền nhưng lại khoác áo ‘cách mạng quốc gia’; lực lượng Công an vừa mới ra đời chưa đầy một năm, kinh nghiệm đấu tranh chưa nhiều, vụ án phố Ôn Như Hầu càng cho thấy ý nghĩa sâu sắc và tầm vóc to lớn của sự kiện, để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm về bảo vệ chính quyền cách mạng. Đó là:

Ảnh: Một số cán bộ thuộc thế hệ An ninh đầu tiên tham gia phá vụ án phố Ôn Như Hầu đập tan  cuộc đảo chính phản cách mạng do Quốc dân đảng câu kết với Quân viễn chinh Pháp thực hiện  

Trong đấu tranh trấn áp phản cách mạng phải nắm vững đường lối, sách lược của Đảng, đồng thời phải dám nghĩ, dám quyết định và hành động sáng tạo trong những giờ phút ngặt nghèo nhất. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chủ trương, sách lược đúng đắn: ‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’, vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo trong sách lược; kiên quyết trấn áp phản cách mạng, nhưng không được mắc mưu khiêu khích của kẻ địch. Từ những thông tin ban đầu, bằng ý chí quyết thắng, dám nghĩ, dám làm, lãnh đạo Nha Công an Trung ương đã có quyết định đúng đắn, kịp thời: phải đột nhập bí mật trụ sở số 132 phố Đuyvi-nhô (nay là phố Bùi Thị Xuân) để thu tài liệu, truyền đơn phản động của số đối tượng Quốc dân đảng làm chứng cứ. Quyết định táo bạo ấy đã tạo bước ngoặt quan trọng, đập tan âm mưu đảo chính từ trong trứng.

Lịch sử đã trải qua 71 năm, song  bài học rút ra từ vụ án phố Ôn Như Hầu vẫn còn nguyên giá trị, là mốc son chói lọi trong hành trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân. Đó mãi mãi là niềm tự hào và là động lực cách mạng để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ công an hôm nay và mai sau tiếp tục phấn đấu, cống hiến sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam anh hùng.

Thứ hai, đây là sự ghi nhận xứng đáng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với những đóng góp to lớn của lực lượng An ninh nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trải qua 70 năm chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng An ninh nhân dân nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đặc biệt đã phá tan mọi âm mưu đen tối của các thế lực thù địch trong và ngoài nước nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa tại nước ta.

Ngay từ những ngày đầu Cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Đảng, lực lượng An ninh nhân dân đã trở thành lực lượng trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bọn phản Cách mạng và các loại tội phạm khác. Nhận thức được nhiệm vụ của mình trong công cuộc đổi mới của đất nước, mỗi chiến sĩ An ninh nhân dân luôn ra sức học tập, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, luôn mưu trí, sáng tạo trong công tác, xứng đáng là người sỹ quan an ninh “vừa hồng vừa chuyên”. Cũng từ những ngày đầu thành lập đến nay, lực lượng An ninh nhân dân đã làm nên nhiều chiến công to lớn, đập tan âm mưu, ý đồ của các phần tử chống đối, tiêu biểu như vụ án Ôn Như Hầu, BK63, KHCM12… Trong những chiến công vang dội ấy, dù điều kiện chiến đấu vô cùng khó khăn, gian khổ và ác liệt, nhưng cán bộ, chiến sỹ lực lượng An ninh đã nêu cao phẩm chất cách mạng kiên cường, được nhân dân đùm bọc, được các đoàn thể cách mạng giúp đỡ nên đã từng bước vượt qua mọi thử thách. Cán bộ, chiến sỹ an ninh luôn thấm sâu quan điểm quần chúng của Đảng, dựa vào nhân dân, vừa phát triển lực lượng, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các đầu mối của Đảng, bảo vệ căn cứ, giữ gìn an ninh vùng giải phóng; vừa khám phá các ổ nhóm gián điệp, biệt kích, nội gián và tổ chức những trận đánh táo bạo, chớp nhoáng nhằm vào các cơ quan thiết yếu, quan trọng, đầu não của địch.

Có những thời điểm, những trận đánh, trên một số trận tuyến, lực lượng An ninh gặp bất lợi về thế trận, tổn thất về lực lượng, nhưng bằng nghị lực phi thường, niềm tin son sắt vào thắng lợi của cách mạng và được nhân dân giúp đỡ, cán bộ, chiến sỹ an ninh đã vượt qua nguy hiểm, thử thách, rút kinh nghiệm từ những bài học xương máu để tìm ra con đường chiến thắng bọn phản cách mạng và các thế lực thù địch. Trong nhiều cuộc chiến không cân sức, nhiều chiến sỹ an ninh đã chiến đấu ngoan cường, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích của dân tộc. Sự hy sinh cao cả của các Anh hùng liệt sỹ An ninh đã tô thắm truyền thống lực lượng An ninh nhân dân.

Do đó, việc quyết định chọn ngày 12/7/1946 là ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân đã thể hiện sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta với những đóng góp lớn lao và ý nghĩa đó. Đây còn là nguồn cổ vũ tinh thần lớn lao cho toàn lực lượng An ninh nhân dân tiếp tục chiến đấu vì cuộc sống bình yên của nhân dân, vì độc lập tự do của dân tộc.

Thứ ba, việc xác định ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, ý chí kiên cường, vượt qua gian khổ cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng An ninh nhân dân, để qua đó góp phần tăng cường, củng cố vững chắc niềm tin, lòng trung thành của lực lượng công an nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Những hoạt động như vậy nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ không ngừng nâng cao cảnh giác, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ nghiệp vụ, không ngại gian khổ, vượt qua khó khăn, trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Là một trong những lực lượng vũ trang cách mạng trọng yếu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng và chế độ XHCN, lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam vinh dự được ra đời trong những ngày tháng hào hùng của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (19/8/1945). Ngay từ lúc ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và sự đùm bọc của nhân dân, lực lượng An ninh Việt Nam đã anh dũng, kiên cường, mưu trí, cùng các lực lượng cách mạng khác tập trung chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, chính quyền nhân dân trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Từ sự giáo dục, rèn luyện của Đảng và nỗ lực phấn đấu không ngừng trong môi trường đấu tranh ác liệt, bản lĩnh của người chiến sỹ an ninh được tôi luyện và thử thách; lòng dũng cảm, đức hy sinh luôn được thể hiện; phẩm chất cách mạng kiên cường, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân được khẳng định qua thực tiễn chiến đấu.

Trải qua 70 năm chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ của lực lượng An ninh nhân dân đã không ngừng bồi đắp, làm rạng rỡ truyền thống Anh hùng, tận trung với Đảng, đoàn kết, hiệp đồng, mưu trí, sáng tạo và quyết thắng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện thành công mục tiêu xây dựng xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Vì vậy, ngoài ý nghĩa lịch sử Cách mạng, ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân còn là dịp giáo dục truyền thống cách mạng, ý chí kiên cường, vượt qua gian khổ, tiếp bước truyền thống của cha anh cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng An ninh nhân dân.

Thứ tư, hàng năm, thông qua tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đây chính là thời điểm để đánh giá và tổng kết những thành tựu đã đạt được và những hạn chế, thiếu sót trong công cuộc bảo vệ an ninh Tổ quốc và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

Ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân còn là đợt sinh hoạt chính trị để nhìn lại quá trinh xây dựng và trưởng thành, đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, rút ra những bài học trong thực tiến đấu tranh. Thực tế chỉ rõ: Bảy mươi năm chiến đấu là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của lực lượng An ninh nhân dân, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng và Nhà nước. Nó mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn lực lượng vì mục tiêu ‘dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh’.

Ngày 12/7/1946 trở thành Ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam Anh hùng. Từ đó đến nay, dù phải đương đầu với nhiều kẻ thù nguy hiểm, có tiềm lực kinh tế hùng mạnh, trình độ khoa học – kỹ thuật tiên tiến; phải đối phó với kiểu “chiến tranh phá hoại nhiều mặt”, hay chiến lược “diễn biến hòa bình” vô cùng nham hiểm, xảo quyệt,… lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam vẫn vững vàng, mưu trí, dũng cảm, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch.

Từ sự giáo dục, rèn luyện của Đảng và nỗ lực phấn đấu không ngừng trong môi trường đấu tranh ác liệt, bản lĩnh của người chiến sỹ an ninh được tôi luyện và thử thách; lòng dũng cảm, đức hy sinh luôn được thể hiện; phẩm chất cách mạng kiên cường, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân được khẳng định qua thực tiễn chiến đấu.

Trải qua 71 năm chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ của lực lượng An ninh nhân dân đã không ngừng bồi đắp, làm rạng rỡ truyền thống Anh hùng, tận trung với Đảng, đoàn kết, hiệp đồng, mưu trí, sáng tạo và quyết thắng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện thành công mục tiêu xây dựng xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

 

Description: Description: https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xaf1/v/t1.0-9/s720x720/995710_608781702488663_1910497580_n.jpg?oh=b87cb83da4e7c687d1a2d7e125096aa5&oe=57A82307

Ảnh: Lực lượng An ninh nhân dân vững bước trên sự nghiệp bảo vệ ANQG


Trong giai đoạn đất nước trải qua những thử thách lớn lao, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, các thế lực thù địch tiến hành “chiến tranh phá hoại nhiều mặt”, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” vô cùng thâm độc…, một bộ phận cán bộ, đảng viên hoang mang, dao động, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, nhưng cán bộ, chiến sỹ An ninh nhân dân vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, một lòng trung thành với Đảng, với chế độ, dũng cảm vượt qua nhiều thử thách, nguy hiểm, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch. Những năm qua, tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường, hợp tác và đấu tranh luôn đan xen, đối tượng – đối tác có sự chuyển hóa lẫn nhau. Ở trong nước, tình hình kinh tế – xã hội phải đối mặt với nhiều khó khăn, các yếu tố “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngày càng xuất hiện rõ hơn. Nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia đứng trước nhiều khó khăn, thách thức…

Trong bối cảnh đó, lực lượng An ninh đã quán triệt nghiêm túc quan điểm của Đảng về bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới; chủ động nắm diễn biến tình hình thế giới, khu vực, kịp thời báo cáo, tham mưu cho Đảng, Chính phủ và Bộ Công an tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trên các lĩnh vực. Lực lượng An ninh đã chủ động đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, ý đồ, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; tập trung chỉ đạo và đấu tranh quyết liệt các hoạt động tình báo, gián điệp; đấu tranh với số đối tượng phản động ở trong nước và ngoài nước, đấu tranh phòng chống khủng bố, góp phần đảm bảo không để xảy ra biểu tình bạo loạn, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa, không để các thế lực thù địch và các phần tử chống đối thực hiện âm mưu tiến hành “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”… ở Việt Nam.

Thời gian tới, tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp; các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống tiếp tục gia tăng, đặt ra nhiều thách thức lớn đối với an ninh và lợi ích của Việt Nam. Trong nước, kinh tế – xã hội tuy có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức lớn, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định về an ninh, trật tự… Bối cảnh đó đặt ra cho công tác đảm bảo an ninh quốc gia nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi có cách tiếp cận đa chiều, từ nhận thức tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách đến lựa chọn biện pháp, đối sách, cũng như xây dựng lực lượng An ninh chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Để chủ động, bảo đảm vững chắc an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, lực lượng An ninh cần phát huy cao độ truyền thống anh hùng, nâng cao nhận thức, không ngừng đổi mới công tác, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, tập trung thực hiện các nội dung trọng tâm: Tổ chức thực hiện các biện pháp công tác góp phần xây dựng, củng cố môi trường hòa bình, bảo đảm ổn định chính trị – xã hội để phát triển đất nước; tiếp tục tạo chuyển biến sâu sắc nhận thức của lực lượng An ninh về tình hình và công tác an ninh trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng; chủ động nắm bắt, đánh giá, phân tích, dự báo được những diễn biến tình hình cả tầm chiến lược và chiến thuật; đồng thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện đường lối, chiến lược, sách lược bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; trực tiếp tổ chức tốt công tác đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam của các loại đối tượng, bọn tội phạm; cùng toàn Đảng, toàn dân tập trung tham gia, phối hợp với lực lượng Quân đội đấu tranh giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới, nhất là bảo đảm an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền ở Biển Đông; tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, thực hiện tốt phương châm chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính, đồng thời đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống gián điệp, tình báo của cơ quan đặc biệt nước ngoài; chú trọng công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động thâm nhập, cài cắm người vào nội bộ ta; nâng cao khả năng đấu tranh ngăn chặn các hoạt động tình báo kỹ thuật, các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao; tập trung công tác bảo đảm an ninh xã hội, góp phần giải quyết các mâu thuẫn, xung đột xã hội, đấu tranh phòng chống khủng bố, bạo loạn, không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ.

Đi đôi với các công tác đấu tranh phòng, chống các hoạt động xâm phạm an ninh trật tự của Tổ quốc, lực lượng An ninh nhân dân cần tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác xây dựng, phát triển lực lượng An ninh cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Bảo đảm lực lượng An ninh tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, gắn bó mật thiết với nhân dân; đủ năng lực, trí tuệ, bản lĩnh và sự nhạy bén để đảm đương tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, luôn luôn xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Bác Hồ và nhân dân dành cho lực lượng An ninh nhân dân.

Để phát huy cao độ truyền thống anh hùng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới, lực lượng An ninh nhân dân cần thực hiện tốt các công tác trọng tâm sau:

Một là, đổi mới nhận thức về an ninh quốc gia và công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới. An ninh quốc gia hiện nay cần được nhận thức theo hướng mở rộng, dựa trên quan điểm lợi ích quốc gia, dân tộc và gắn với hài hoà lợi ích quốc tế, khu vực.

Bên cạnh các vấn đề an ninh truyền thống phải chú trọng những vấn đề an ninh phi truyền thống; an ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong không gian lãnh thổ hành chính của đất nước, mà còn mở rộng ra bên ngoài, nơi lợi ích và ảnh hưởng của Việt Nam đang tồn tại và phát triển; công tác đảm bảo an ninh quốc gia phải gắn chặt và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.

Hai là, lực lượng An ninh cùng với toàn lực lượng Công an nhân dân kiên quyết giữ vững mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, góp phần tạo môi trường hoà bình, thuận lợi, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước; kiên quyết đánh bại âm mưu thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”… của các thế lực thù địch tại Việt Nam; trong mọi tình huống không để bị động, bất ngờ, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, phá hoại, không để hình thành, công khai tổ chức chính trị đối lập ở trong nước.

Để thực hiện mục tiêu đó, lực lượng An ninh cần tập trung nghiên cứu, đổi mới các mặt công tác, trọng tâm là đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ, hướng về cơ sở, giải quyết những vấn đề cơ bản để chủ động kiểm soát tình hình, giải quyết những yếu tố gây mất ổn định từ trong cơ sở, từ khi mới manh nha, không để tác động đến an ninh quốc gia; đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch đối với Việt Nam.

Ba là, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, lực lượng An ninh cần linh hoạt, mềm dẻo trong việc xác định đối tượng đấu tranh và đối tác hợp tác theo phương châm “thêm bạn bớt thù”, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đồng thời đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam của các thế lực thù địch;  tăng cường hợp tác quốc tế, sử dụng các tác động ngoại giao trong đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia; đổi mới hợp tác với an ninh các nước theo hướng thực chất hơn về trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống (phòng chống khủng bố, tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia…).

Thông qua hợp tác, gắn kết lợi ích với các quốc gia khác để phát huy tối đa những lợi ích đem lại từ “mặt đối tác”, đồng thời hạn chế tối thiểu những tác động tiêu cực của “mặt đối tượng”, từng bước chuyển hóa “mặt đối tượng” thành “mặt đối tác” trong điều kiện có thể, phục vụ yêu cầu, lợi ích quốc gia Việt Nam.

Bốn là, đổi mới, tăng cường công tác xây dựng lực lượng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng lực lượng An ninh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Tổ chức tốt phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”; thực hiện tốt khẩu hiệu hành động “Kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”. Xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ lực lượng An ninh tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”; có lý tưởng cách mạng trong sáng, nắm vững pháp luật và tinh thông nghiệp vụ, giỏi về khoa học – kỹ thuật và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới.

Năm là, lực lượng An ninh tập trung làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước và phối hợp với các ban, ngành, các lực lượng liên quan trong công tác bảo đảm an ninh quốc gia; tăng cường công tác nắm tình hình, đánh giá, dự báo sát diễn biến tình hình liên quan để chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước những vấn đề về chiến lược, sách lược trong quan hệ đối nội, đối ngoại, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phối hợp với các lực lượng, các cấp, các ngành xây dựng thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và đặc biệt là chú trọng công tác bảo vệ nội bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia.

Như vậy, 71 năm qua kể từ ngày thành lập, lực lượng An ninh nhân dân đã cùng với Đảng và nhân dân ra sức đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy thành tích to lớn đã đạt được trong 71 năm qua, lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tham gia xây dựng đất nước và thực hiện tốt hơn chức năng làm nòng cốt xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh, góp phần xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng với tên gọi: An Ninh Nhân Dân Việt Nam.


Bùi Hoa( Phòng Cảnh sát môi trường)


Tin liên quan