A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chủ động đảm bảo an toàn Phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh

Sau Tết Nguyên đán, vào những tháng đầu năm, là thời điểm mà người dân tập trung rất đông tại các nơi thờ tự, đền, chùa… để tham quan, lễ bái. Đồng thời, nhu cầu thắp hương, đốt vàng mã tại các điểm này là rất lớn dẫn đến các nguy cơ gây cháy, nổ tại đây luôn hiện hữu thường xuyên.

Tính đến 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện có 05 tôn giáo (Công giáo, Phật giáo, Cao đài, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo) với tổng số 218.674 tín đồ (trong đó có 160.626 tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số); có 247 chức sắc; 221 nhà tu hành là nữ tu đạo Công giáo; 140 cơ sở tôn giáo hợp pháp. Trong đó 04 tôn giáo lớn có mặt tại Kon Tum, đó là đạo Công giáo, đạo Phật, đạo Cao đài và đạo Tin lành.

Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng luôn là nơi tập trung nhiều chất cháy do được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu gỗ. Các đồ trang trí như rèm, vật dụng thờ cúng, đồ lễ, hương thắp, vàng mã, kho chứa hương, vàng mã… cũng đều là những chất dễ cháy. Hiện nay, thời tiết đang nắng nóng kéo dài trên địa bàn tỉnh Kon Tum và các cơ sở này thường nằm xen kẽ với khu dân cư, nên nếu xảy ra sự cố thì rất dễ dẫn đến cháy lan, cháy lớn.

Điển hình: Vụ cháy tại Thánh thất Cao đài Tây Ninh tại Kon Tum vào ngày 15/02/2021 gây thiệt hại hơn 90 triệu đồng, hay gần đây nhất là vụ cháy tại nhà thờ Plei Jơdrập thuộc xã Đăk Năng ngày 29/01/2022. Tuy các vụ cháy không gây thiệt hại về người, nhưng những thiệt hại về mặt tài sản, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, tôn giáo là những công trình có giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần to lớn; một khi xảy ra cháy sẽ rất khó phục dựng, bảo toàn được giá trị; trong khi kết cấu xây dựng, đồ thờ tự tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy và cháy lan nhanh.

Hiện trường vụ cháy Thánh thất Cao Đài Tây Ninh tại Kon Tum ngày 15/02/2021

A picture containing ground, outdoor, pile, dirt  Description automatically generated

Hiện trường vụ cháy nhà thờ Plei Jơdrập thuộc xã Đăk Năng ngày 29/01/2022

Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tình hình cháy, nổ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ xảy ra tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

1. Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, đặc biệt là hệ thống, thiết bị điện, chiếu sáng tại khu vực chánh điện, bàn thờ, bãi xe, kho để nhang, đèn cầy, dầu hoả…

2. Không cho người dân buôn bán, để vật tư, hàng hóa, trưng bày che chắn lối đi, lan can, hành lang, cửa ra vào, lối thoát nạn.

3. Bàn thờ phải làm bằng vật liệu khó cháy hoặc không cháy và có vách ngăn chống cháy lan sang khu vực xung quanh.

4. Khi hóa vàng phải có người trông coi và tiến hành tại các vị trí an toàn cách xa các vật dụng dễ cháy. Vàng mã phải được hóa trong thiết bị chứa bằng vật liệu khó cháy hoặc không cháy.

5. Phải có kho bảo quản để đảm bảo an toàn PCCC đối với nhang, đèn cầy, vàng mã; dụng cụ đỡ nhang, đèn bố trí nơi chắc chắn, cố định, tránh ngã, đổ.

6. Chủ động trang bị và sử dụng thành thạo phương tiện PCCC như: nước, xô, bình chữa cháy xách tay các loại,…

7. Người tham gia cần chủ động trang bị các kiến thức, kỹ năng xử lý khi có sự cố cháy, nổ đặc biệt là kỹ năng thoát nạn nơi đông người, đồng thời gọi ngay số điện thoại 114 khi có sự cố cháy, nổ xảy ra./.

Qr code  Description automatically generated with low confidence

[Infographic tuyên truyền]

Đức Cường

 


Tin liên quan