A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2022

Nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của về công tác kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật, vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền và ý thức, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, hộ gia đình và người dân trong công tác PCCC và CNCH.

Ngày 19/01/2022, Công an tỉnh ban hành Kế hoạch số 163/KH-CAT-PC07 về kiểm tra an toàn PCCC và CNCH năm 2022.

Đối tượng kiểm tra:

Các cơ sở do Cơ quan Công an quản lý thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136).

Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới; hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

Nội dung kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH:

Nội dung kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, Trách nhiệm trong công tác PCCC và CNCH của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng; việc thực hiện chế độ tự kiểm tra tại cơ sở, đối chiếu kết quả tự kiểm tra với tình hình thực tế tại cơ sở.

Hai là, Việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC, CNCH và xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC, CNCH.

Ba là, Việc thực hiện các quy định về thẩm duyệt thiết kế PCCC đối với các dự án, công trình khi thiết kế quy hoạch, xây dựng mới, cải tạo, thay đổi tính năng sử dụng; việc thực hiện các quy định về nghiệm thu dự án, công trình đã được thẩm duyệt về PCCC trước khi đưa vào hoạt động.

Bốn là, Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC, CNCH của cơ sở.

Năm là, Việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả tự kiểm tra an toàn về PCCC định kỳ 06 tháng; thống kê, báo cáo về CNCH của cơ sở.

Sáu là, Điều kiện an toàn đối với hệ thống điện, thiết bị tiêu thụ điện, hệ thống chống sét, nơi sử dụng lửa, phát sinh nhiệt, quy định an toàn PCCC, CNCH của cơ sở; việc thực hiện chế độ kiểm tra bảo dưỡng định kỳ đối với thiết bị điện, hệ thống chống sét, quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt theo yêu cầu đảm bảo an toàn PCCC, CNCH.

Bảy là, Việc xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH; công tác thành lập, phân công nhiệm vụ và duy trì, đảm bảo các điều kiện hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở, PCCC chuyên ngành và những người được phân công thực hiện nhiệm vụ CNCH; việc tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, CNCH; kiểm tra thực tế hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở, PCCC chuyên ngành và những người được phân công thực hiện nhiệm vụ CNCH.

Tám là, Khoảng cách an toàn về phòng cháy, chống cháy, việc bố trí sắp xếp nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm; các giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan theo quy chuẩn, tiêu chuẩn pháp luật quy định.

Chín là, Việc niêm yết và phổ biến các quy định, nội quy, biển báo, sơ đồ chỉ dẫn PCCC, CNCH với tính chất hoạt động và sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

Ảnh minh hoạ

Mười là, Hệ thống, thiết bị, phương tiện PCCC, CNCH: Số lượng, chủng loại, quy trình vận hành, tình trạng hoạt động, chế độ kiểm tra, bảo dưỡng; việc trang bị phương tiện PCCC, CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở, PCCC chuyên ngành; kiểm tra các điều kiện về giao thông, nguồn nước và thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, CNCH tại cơ sở.

Như Ý

 


Tin liên quan