A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu hy sinh bảo vệ tổ quốc

Cách đây tròn 72 năm, vào ngày 27-7-1947, “Ngày Thương binh toàn quốc” (về sau đổi thành “Ngày Thương binh – Liệt sỹ”) ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi Ban Thường trực, Người viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang san, sự nghiệp, mồ mả đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp; cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe đọa; của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập; ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sỹ mà nay một số thành ra thương binh. Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người anh hùng ấy”.

Dai bieu tri an TBLS

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum tổ chức tri ân, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh nhân ngày 27/7 hằng năm

Phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” và lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến các đối tượng thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ. Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2019), chúng ta càng thấm nhuần hơn lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và tri ân đối với những người đã anh dũng chiến đấu và hy sinh quên mình vì nền độc lập, tự do, vì hòa bình của dân tộc. Đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc và nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ.

Chiến tranh đã đi qua nhưng những vết thương mà chiến tranh để lại vẫn còn đó, đâu những hy sinh mất mát của các anh hùng liệt sỹ đã vĩnh viễn nằm xuống nơi chiến trường xa; đâu những thương tật hành hạ vì một phần cơ thể các anh đã để lại nơi tiền tuyến; và hơn hết nỗi đau mất mát tột cùng, cần nơi nương tựa của những người cha, người mẹ mất con, những người vợ mất chồng và cả những đứa trẻ không bao giờ được gọi bố. Tất cả là minh chứng hùng hồn tố cáo tội ác khôn cùng của chiến tranh. Biết đến bao giờ những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần khi tuổi xuân đã hiến dâng trọn vẹn cho Đất nước, cho dân tộc mới có thể hàn gắn được.

as

Các chi hội phụ nữ trong Công an tỉnh thường xuyên thăm hỏi động viên gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng trên địa bàn

Ngày thương binh – liệt sĩ 27/7 hàng năm đã trở thành ngày có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” cao đẹp, giàu tính nhân văn của nhân dân ta đối với những người đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với những đóng góp đó, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn đặc biệt quan tâm đến các đối tượng thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ. Bên cạnh chế độ trợ cấp ưu đãi của Nhà nước, các hoạt động chăm sóc đời sống người có công được duy trì thường xuyên, hầu hết người có công và thân nhân của họ đã được hưởng các chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, ưu đãi trong giáo dục, các phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm sóc con liệt sĩ mồ côi … thì công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, xây dựng và nâng cấp nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sỹ cũng là một nhiệm vụ quan trọng và được các cấp, các ngành quan tâm. Với nhiều hình thức tổ chức, nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, hết sức phong phú, sáng tạo, trở thành nét đẹp văn hoá trong đời sống xã hội. Các gia đình liệt sĩ, các thương binh bệnh binh cũng không ngừng đóng góp trí tuệ và sức lực của mình cho công cuộc đổi mới của đất nước. Không ít thương binh, bệnh binh đã từng là dũng sĩ trong chiến đấu nay lại trở thành những con người tài ba trong sản xuất kinh doanh. Họ chính là những tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo và học tập.

Ngày thương binh – liệt sĩ 27-7 còn góp phần nhắc nhở các đoàn thể nâng cao giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Lý tưởng sống của cha anh chúng ta đã chọn và truyền lại cho nhiều thế hệ thanh niên hôm nay viết tiếp trang sử vàng chói lọi của dân tộc Việt Nam, thường xuyên quan tâm giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao giác ngộ lý tưởng, hoài bão, đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, vẫn còn một bộ phận thanh, thiếu niên thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, thờ ơ với thời cuộc, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, non kém về nhận thức chính trị, suy thoái về đạo đức, lối sống… Trước sự biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, Ngày thương binh – liệt sĩ 27-7 còn giáo dục thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay. Công tác ấy rất cần tới vai trò hết sức quan trọng của nhà trường, ngành giáo dục – đào tạo, các tổ chức Đoàn thanh niên. Đây vừa là hoạt động, vừa là môi trường cho thanh niên yêu nước rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

C:\Users\HOA BINH.DESKTOP-1V54QV1\Desktop\IMG_7827.JPG

Đoàn thanh niên Công an tỉnh Kon Tum với những việc làm thiết thực, cụ thể nhân ngày thương binh liệt sỹ 27/7

C:\Users\HOA BINH.DESKTOP-1V54QV1\Desktop\IMG_7840.JPG

Dâng hoa tại Nhà tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sỹ là một trong những hoạt động thiết thực, ý nghĩa của các chi đoàn trong Công an tỉnh

IMG_1953

Thế hệ trẻ đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh bảo vệ nền độc lập tự do cho Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội

Nhân ngày thương binh liệt sĩ 27-7, xin được gửi những lời tri ân sâu sắc nhất tới những gia đình thương binh, liệt sỹ người có công với cách mạng, những người đã để lại một phần tuổi xuân, xương máu của mình cho đất nước, cho nhân dân. Xin được cúi mình thắp một nén tâm nhang trước hương hồn những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh, quên mình vì độc lập tự do cho Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội.

Hòa Bình