A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch, môi trường…

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch, môi trường… là một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới.

Tại Báo cáo số 196/BC-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện kiến nghị qua giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới như sau:

Một là, tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương nâng cao vai trò trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và các địa phương trong việc giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri, đảm bảo các nội dung trả lời, giải quyết phải chính xác, kịp thời, đúng thẩm quyền, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân; tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy chế tiếp nhận, giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri trên địa bàn tỉnh Kon Tum ban hành kèm theo Quyết định số 21/2020/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh, đảm bảo các nội dung trả lời, giải quyết phải chính xác, kịp thời, đúng thẩm quyền, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân.

Hai là, theo dõi, đôn đốc và quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giải quyết ngay từ cơ sở đối với những vấn đề cử tri kiến nghị theo thẩm quyền, quy định hoặc tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định, nhất là những kiến nghị về giao thông, ô nhiễm môi trường, đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng... Khi nhận được kiến nghị của cử tri, tổ chức rà soát, phân loại kiến nghị cử tri để lựa chọn và giải quyết, trả lời ngay các kiến nghị của cử tri có tính cấp thiết và các kiến nghị có nội dung rõ ràng, cụ thể, có cơ sở và thuộc thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
 

Ba là, đối với các kiến nghị liên quan đến cơ chế, chính sách… cần có nhiều thời gian để nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và tuân thủ các quy trình, thủ tục xây dựng văn bản pháp luật; các kiến nghị khi thực hiện giải quyết cần phải có nguồn lực phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách của địa phương hoặc phụ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách Trung ương nên khó xác định mốc thời gian giải quyết, vì vậy cần xác định rõ lộ trình, phương hướng giải quyết bảo đảm theo quy định. Đối với các kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết, trả lời của các Bộ, ngành Trung ương thì tổng hợp, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Trung ương để xem xét giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri theo thẩm quyền, quy định.

Bốn là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch, môi trường...; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; thông tin kịp thời về kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đến cơ sở; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri dễ theo dõi, giám sát, nắm bắt kịp thời; tránh tình trạng cử tri thiếu thông tin nên kiến nghị nhiều lần; thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính và Quy chế dân chủ ở cơ sở, giúp Nhân dân thấy rõ quyền lợi của mình, tự giác thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và quyền dân chủ trực tiếp theo đúng quy định của pháp luật./


Tác giả: Thái Ngân