A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thành lập Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Kon Tum

Vừa qua, Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 1611/QĐ-BCĐ thành lập Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo.

Theo đó, thành lập Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Kon Tum với thành phần như sau:

Lãnh đạo Phòng Tham mưu phụ trách tham mưu An ninh, Công an tỉnh Tổ trưởng Tổ Giúp việc.

Thành viên Tổ Giúp việc là đại diện lãnh đạo cấp phòng hoặc tương đương thuộc các cơ quan, đơn vị: Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tôn giáo tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh.

 

Tổ Giúp việc là tổ chức liên ngành, có nhiệm vụ tham mưu Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Kon Tum chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện công tác Nhân quyền theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn, lĩnhvực được phân công, phụ trách; báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác Nhân quyền tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Chuẩn bị tài liệu và tham mưu, đề xuất việc triển khai thực hiện công tác phối hợp giữa các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các biện pháp xử lý những vấn đề liên quan đến Nhân quyền trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tiến hành sơ kết, tổng kết công tác Nhân quyền định kỳ và theo chuyên đề; xây dựng báo cáo thường xuyên và đột xuất trình Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo theo quy định. Đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác Nhân quyền. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo giao.

Tổ Giúp việc hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, làm việc theo chế độ tập thể, đề cao trách nhiệm của Tổ trưởng và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Tổ trưởng Tổ Giúp việc chịu trách nhiệm trước đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo về hiệu quả hoạt động của Tổ Giúp việc.

Định kỳ (06 tháng, 01 năm) hoặc đột xuất, Tổ Giúp việc họp đánh giá tình hình, kết quả hoạt động và đề ra phương hướng, nhiệm vụ bám sát thực tiễn; đề xuất Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác Nhân quyền trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động.


Tác giả: Khánh Vi
Tin liên quan