A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kon Tum: Triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” năm 2021

Ngày 25/5/2021, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” năm 2021 trên địa bàn tỉnh.

C:\Users\Admin\Desktop\download.jpg

Phòng, chống tội phạm mua bán người. Ảnh minh họa

Tại Kế hoạch, Ban Chỉ đạo giao các sở, ban ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 1583/KH-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum gắn với Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và các Nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm.

Tổ chức hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại cộng đồng nhằm hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” với các khẩu hiệu hành động, hình thức, nội dung tuyên truyền đa dạng, phù hợp với đặc điểm, tình hình, phong tục tập quán từng địa bàn, đối tượng, đặc biệt là địa bàn trọng điểm, phức tạp; nhất là phổ biến các phương thức, thủ đoạn hoạt động, kết quả công tác phòng, chống mua bán người của lực lượng chức năng và cách thức nhận biết, biện pháp phòng ngừa, đường dây nóng…

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác liên quan về phòng, chống mua bán người; tổ chức các diễn đàn, đối thoại, tọa đàm, hội thảo, tập huấn chuyên đề, chuyên sâu về pháp luật và nghiệp vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán; tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm và các lĩnh vực dễ phát sinh tội phạm mua bán người như di cư trái phép ra nước ngoài, môi giới hôn nhân, cho nhận con nuôi, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, du lịch…

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động đánh giá việc thực thi Luật Phòng, chống mua bán người và các quy định của pháp luật về quản lý hộ tịch, đăng ký kết hôn, cho, nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài… nhằm phát hiện những thiếu sót, sơ hở để đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung kịp thời tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mua bán người và trợ giúp pháp lý nạn nhân bị mua bán.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo, đài và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh tăng thời lượng, tần suất thông tin, tuyên truyền công tác phòng, chống mua bán người và xây dựng các tư liệu, tài liệu, video clip và thông điệp về phòng, chống mua bán người trên các trang thông tin. Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông gửi tin nhắn tuyên truyền về phòng, chống mua bán người trên hệ thống điện thoại di động đang hoạt động trên địa bàn tỉnh; khuyến nghị các cơ sở in ấn chủ động đưa nội dung thông tin ngày 30 tháng 7 hằng năm là “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” để in trên các sản phẩm lịch và một số ấn phẩm khác.

Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục triển khai xây dựng và duy trì, nhân rộng các mô hình tiêu biểu và điển hình về phòng, chống mua bán người tại cộng đồng, như mô hình “Ngôi nhà bình yên” để hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về và kết nối với các cơ sở hỗ trợ, cơ sở trợ giúp xã hội tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; xây dựng mô hình hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bị mua bán trở về giúp các nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng và phòng ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật (như tiếp tay cho các đối tượng hoạt động mua, bán người). Phối hợp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới, tổ chức đưa người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người nước ngoài vào địa bàn tỉnh để lao động nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương lồng ghép công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người vào các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật; phát huy hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở về phòng, chống mua bán người gắn với phong trào xây dựng thôn, làng, ấp, bản và tổ dân phố văn hóa.

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương tổ chức các hoạt động giáo dục, truyền thông về phòng, chống mua bán người trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; lồng ghép và truyền tải các thông điệp phòng, chống mua bán người vào các chương trình giáo dục công dân, ngoại khóa của các cấp học, ngành học, nhất là ở các Trường dân tộc nội trú và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Sở Ngoại vụ tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh và các tỉnh giáp biên với Lào, Campuchia chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, xác minh, xác định, giải cứu, tiếp nhận, đưa về tỉnh, cung cấp các hỗ trợ cần thiết theo quy định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bị mua bán. Duy trì kênh thông tin đối ngoại nhằm kịp thời cung cấp, trao đổi thông tin có liên quan đến tình hình, kết quả công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh.

Giao Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng chức năng liên quan tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng, chống mua bán người, gắn với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội. Tập trung triển khai các hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hội, nhất là ở các tuyến, địa bàn phức tạp về mua bán người; kịp thời cập nhật, thông báo rộng rãi các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và chính sách, pháp luật mới về công tác phòng, chống mua bán người. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ động nắm chắc tình hình, xác định các đường dây, ổ nhóm tội phạm mua bán người và các đối tượng nổi lên, chủ mưu, cầm đầu đường dây phạm tội, đối tượng có tiền án, tiền sự về tội danh mua bán người để chủ động phòng ngừa và đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả; tăng cường lực lượng trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa.

Phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, đưa ra xét xử điểm các vụ án lớn, nghiêm trọng, nhất là các vụ án được dư luận xã hội quan tâm nhằm tuyên truyền, giáo dục, răn đe, phòng ngừa tội phạm mua bán người. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên tuyến biên giới giáp với Lào và Campuchia. Phối hợp với Sở Nội vụ động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

Khánh Vi


Nguồn:congankontum.gov.vn Copy link
Tin liên quan