A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kon Tum tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh

Thực hiện Kế hoạch công tác đối ngoại năm 2018 và được sự đồng ý của UBND tỉnh Kon Tum, Sở Ngoại vụ phối hợp với Cục Ngoại vụ – Bộ Ngoại giao tổ chức Lớp Bồi dưỡng kiến thức đối ngoại năm 2018 cho cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh trong 02 ngày 26 và 27/9/2018 tại Hội trường Nhà hàng An Thái (Số 58 Đoàn Thị Điểm, TP.Kon Tum).

Tham dự lớp bồi dưỡng có các đồng chí báo cáo viên là Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng các Vụ Chính sách đối ngoại, Vụ tuyên truyền, thông tin, tài liệu – Ủy ban biên giới quốc gia, Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Cục Lễ tân thuộc Bộ Ngoại giao và 70 cán bộ, công chức phụ trách công tác đối ngoại thuộc các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố, Trường Chính trị tỉnh, Trường Cao đẳng Cộng đồng, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum. Về phía Công an tỉnh cử 03 cán bộ công tác tại Phòng Tham mưu, Phòng An ninh đối ngoại và Phòng An ninh kinh tế tham gia.

C:UsersAdministratorAppDataLocalMicrosoftWindowsTemporary Internet FilesContent.Word20180926_084035.jpg

Báo cáo viên báo cáo chuyên đề tại lớp bồi dưỡng

Nội dung của lớp bồi dưỡng tập trung vào 4 vấn đề lớn: Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta; Công tác lễ tân đối ngoại; Các vấn đề về biên giới lãnh thổ và Hội nhập kinh tế quốc tế-những vấn đề đặt ra đối với địa phương và doanh nghiệp. Theo đó, trong những năm qua, tình hình thế giới và quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ có những thay đổi đáng kể theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Kinh tế thế giới tăng trưởng tích cực và có thêm điểm sáng về liên kết quốc tế, tuy nhiên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là chủ nghĩa bảo hộ và cọ xát thương mại giữa các nền kinh tế lớn; các nước lớn tập trung củng cố nội bộ, triển khai nhiều biện pháp tăng cường ảnh hưởng tạo thế trong cạnh tranh chiến lược, tập hợp lực lượng song vẫn duy trì đối thoại và hợp tác. Tình hình chính trị an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cơ bản ổn định, tuy nhiên nổi lên một số chuyển động đáng chú ý trong quan hệ giữa các nước lớn và tại các điểm nóng khu vực. Cùng với đó, quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng có chung đường biên giới cơ bản được giữ vững ổn định, tuân thủ nghiêm túc việc thực hiện các điều ước, thỏa thuận về biên giới, giữ gìn khu vực biên giới hòa bình, ổn định, đường biên, cột mốc được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Trên cơ sở phương hướng, trọng tâm công tác đối ngoại đã được Đảng, Nhà nước phê duyệt, ngành ngoại giao xác định chủ đề công tác đối ngoại năm 2018 là “Chủ động, tích cực phát huy môi trường thuận lợi cho phát triển và hội nhập quốc tế” với nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách nổi bật như: Giữ đà, thúc đẩy quan hệ với các láng giềng, khu vực và nước lớn; chủ động tăng cường quan hệ với các nước bạn bè truyền thống; đẩy mạnh đối ngoại đa phương, hội nhập quốc tế và ngoại giao phục vụ phát triển, góp phần nâng cao vị thế đất nước; kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời chủ động thúc đẩy các mặt hợp tác cùng có lợi ở cả kênh song phương và đa phương với các đối tác liên quan; làm tốt công tác bảo hộ công dân và người Việt Nam ở nước ngoài; triển khai hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại và ngoại giao văn hóa.

Trong công tác quản lý biên giới đất liền với Campuchia và Lào, bên cạnh việc cùng các nước liên quan nỗ lực giải quyết các vấn đề biên giới để xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn định, Việt Nam cũng tích cực trao đổi, phối hợp với các nước đề ra các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa, xã hội tại khu vực biên giới. Trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia, hai bên đã thành lập Nhóm công tác hỗn hợp về cửa khẩu Việt Nam – Campuchia để cùng trao đổi về việc mở, nâng cấp và phát triển hệ thống cửa khẩu chung trên biên giới đất liền giữa hai nước theo hướng có quy hoạch, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, tránh dàn trải, lãng phí, tuân thủ quy định pháp luật của mỗi nước. Trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào, hai bên đã tích cực phối hợp triển khai các hoạt động tuần tra, kiểm soát, hợp tác, trao đổi, giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh hai bên biên giới; các hoạt động giao lưu nhân dân, hợp tác, trao đổi hàng hóa, khám chữa bệnh, học tập hai bên biên giới được duy trì đúng quy định của pháp luật hai bên…

Khẳng định rằng, công tác biên giới, lãnh thổ đã góp phần quan trọng duy trì sự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nhất là đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân khu vực biên giới, tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng tầm đường biên giới của Việt Nam và các nước láng giềng trở thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

Cũng tại lớp bồi dưỡng, các học viên đã đặt ra nhiều câu hỏi và cùng báo cáo viên thảo luận những vấn đề liên quan đến công tác đối ngoại thuộc lĩnh vực chuyên môn đang thực hiện. Có thể thấy, lớp bồi dưỡng không chỉ là dịp để mỗi cán bộ, công chức đượccung cấp, nắm bắt những thông tin mới, bổ ích qua đó làm giàu thêmvốn kiến thức, sự hiểu biết về đối ngoại và chính sách đối ngoại của nhà nước ta phục vụ công tác thực tiễn tại đơn vị mà còn được trao đổi, tiếp xúc tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tiễn từ các chuyên gia trên lĩnh vực này.

Khánh Vi