A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Công an tỉnh tổ chức hoạt động phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Nhằm tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngày 31/7/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 2724/UBND-NNNT triển khai thực hiện. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai một số nội dung sau đây:

Các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư của địa phương nêu tại Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ;

Triển khai thực hiện lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phương án phân vùng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum được phê duyệt tại Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào chương trình, kế hoạch phát triển của từng ngành, từng địa phương.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai đầy đủ các nội dung tại Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ;

Tổ chức rà soát sự đồng bộ giữa Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2023 với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kịp thời đề xuất các biện pháp giải quyết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) về các nội dung thông tin chưa chính xác, chưa phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các vướng mắc, bất cập khác (nếu có);

Thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch cấp tỉnh đã duyệt;

Rà soát, thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp tỉnh thống nhất, đồng bộ với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia, triển khai thực hiện chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn quản lý;

Phối hợp với các đơn vị có liên quan phổ biến, tuyên truyền các nội dung của Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đến các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

 Phối hợp với các đơn vị có liên quan định kỳ tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo yêu cầu.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm cho các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư của địa phương nêu tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị, địa phương có liên quan trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với sở, ngành, địa phương tham mưu triển khai nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường theo định hướng và các nội dung của Quy hoạch.

Công an tỉnh tổ chức hoạt động phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố bố trí kinh phí hoặc chủ động tìm kiếm, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, vận hành, hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải; hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải trên địa bàn. Bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải tập trung trên địa bàn;

Thực hiện rà soát và đưa ra giải pháp xử lý phù hợp đối với các khu xử lý tập trung trên địa bàn:

(1) Khu xử lý chất thải tập trung phải nâng cấp, cải tạo:

Khu xử lý chất thải tập trung phù hợp với các tiêu chí của khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh; phù hợp với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được phê duyệt, nhưng không đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây: (i) Không có công nghệ xử lý phù hợp; (ii) Không bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

(2) Khu xử lý chất thải tập trung phải có lộ trình dừng hoạt động và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường khi không phù hợp với định hướng về quy mô, loại hình và phạm vi phục vụ của khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh và thuộc một trong các trường hợp sau: (i) Đã đóng cửa không còn khả năng tiếp nhận; (ii) Không phù hợp với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được phê duyệt; (iii) Không bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường; (iv) Vị trí ở khu vực thường xuyên bị ngập nước.

 


Tác giả: Thái Ngân
Tin liên quan