A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo phân công, phân cấp; quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, các chế phẩm sinh, hóa học sử dụng trong nông nghiệp, các hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm.

Ngày 22/01/2024, UBND tỉnh có Công văn số 232/UBND-NNTN về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản năm 2024. Theo đó, yêu cầu các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm theo theo quy định về công tác phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên đia bàn tỉnh Kon Tum theo quy định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các vi phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tăng cường quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố; triển khai thanh tra, kiểm tra liên ngành trong các đợt cao điểm, đột xuất, giải quyết các sự cố mất an toàn thực phẩm, xảy ra ngộ độc thực phẩm; kịp thời ngăn chặn, không để thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm, thực phẩm có chứa chất cấm lưu hành đến tay người tiêu dùng…; chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc xảy ra.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao ý thức chấp hành về an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực phân công quản lý; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và cán bộ chuyên trách, không chuyên trách huyện, xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông sản, lâm sản, thủy sản và muối theo quy định.

Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo phân công, phân cấp; tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, các chế phẩm sinh, hóa học sử dụng trong nông nghiệp, các hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm.

Tập trung xây dựng phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn; hình thành các chuỗi thực phẩm an toàn. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư; khuyến khích, hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm ứng dụng công nghệ cao và kết nối chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn.

UBND các huyện, thành phố nâng cao vai trò quản lý chợ, nhất là việc bố trí phù hợp các quầy hàng trong chợ theo TCVN 11856:2017, chợ kinh doanh thực phẩm và chủ động cân đối bố trí kinh phí triển khai xây dựng chợ đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định. 

Đẩy mạnh hỗ trợ các cơ sở hình thành các chuỗi cung ứng, liên kết sản xuất, tiêu thụ bền vững; thu hút đầu tư các mô hình, dự án sản xuất, kinh doanh áp dụng các chương trình, công nghệ tiên tiến. 

Hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký để được xác nhận, công nhận thực phẩm được sản xuất, kinh doanh theo chuỗi cung ứng an toàn. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã trực thuộc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, chợ theo phân công, phân cấp quản lý,...


Tác giả: Khánh Vi
Tin liên quan