A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chương trình hành động về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 (gọi tắt là Nghị quyết số 02/NQ-CP), Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng Chương trình hành động với nội dung cụ thể sau:

Chương trình đưa ra mục tiêu là quán triệt tinh thần và nội dung của Nghị quyết số 02/NQ-CP; các Chương trình, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh sâu rộng trong chính quyền các cấp, đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân để tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện.

Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp.

Về một số chỉ tiêu cụ thể:

Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để góp phần đạt được các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP, trong đó tập trung cải thiện các chỉ số: Phát triển bền vững; Năng lực Đổi mới sáng tạo; Chính phủ điện tử; Quyền tài sản; Hiệu quả logistics; Năng lực phát triển du lịch và lữ hành; An toàn an ninh mạng.

Tiếp tục giữ vững, phát huy những kết quả đạt được và khắc phục các hạn chế tại các lĩnh vực, nội dung, tiêu chí, chỉ số thành phần của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ban ngành và cấp huyện (DDCI); thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; trong đó tập trung các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 16/5/2022 của Tỉnh ủy về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chương trình số 2359/CTr-UBND ngày 22/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 16/5/2022 của Tỉnh ủy.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Chương trình xác định trách nhiệm của các sở, ban ngành, địa phương như sau:

Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị liên quan tiếp tục xem việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP.

Chủ động phối hợp hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp các Bộ ngành Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ giải pháp cải thiện các bộ chỉ số do các Bộ ngành Trung ương được giao làm đầu mối theo dõi.

Trong phạm vi thẩm quyền, chủ động và khẩn trương tháo gỡ triệt để các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác nhau của các quy định pháp luật. Đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền thì tập hợp vấn đề kèm theo các giải pháp tương ứng (nếu có) để kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp các vấn đề thuộc thẩm quyền của các cơ quan Trung ương, các đơn vị tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh gửi kiến nghị tới các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ gồm: (i) Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương (sau đây gọi là Tổ công tác đặc biệt); (ii) các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (sau đây gọi là Tổ công tác về đầu tư công); và (iii) Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính.

Thực hiện nghiêm việc cập nhật, công khai, tham vấn dự thảo quy định kinh doanh trên Cổng Tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh; rà soát, kiến nghị cắt giảm, đơn giản hóa các quy định để bảo đảm mục tiêu về cải cách thủ tục hành chính theo yêu cầu tại mục I của Phụ lục III, Nghị quyết số 02/NQ-CP.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính. Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc đổi mới cơ chế Một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; nâng cấp, phát triển Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh tích hợp, kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử đáp ứng các chỉ tiêu, yêu cầu tại mục II của Phụ lục III, Nghị quyết số 02/NQ-CP.

Nâng cao hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; chú trọng giải pháp tư vấn, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp với các nội dung tái cấu trúc doanh nghiệp, tài chính, nhân sự, thị trường, quản trị rủi ro, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tham gia chuỗi giá trị bền vững, thủ tục hành chính,...

Đa dạng hóa và phát triển hiệu quả hệ thống dịch vụ phát triển kinh doanh, vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, cơ sở kỹ thuật dùng chung, hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra để đảm bảo không trùng lặp, chồng chéo; không cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Công an tỉnh đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng giải pháp đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong Công an nhân dân để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.


Tác giả: Thái Ngân