A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hành trình về nguồn, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ, thăm Ngục Đăk Glei, tri ân các gia đình có công với cách mạng và tổ chức các hoạt động tại huyện Đăk Glei

Tiếp tục triển khai các nội dung Kế hoạch số 08/KH-BTV, ngày 26 tháng 4 năm 2023 của Hội Phụ nữ Công an tỉnh về tổ chức hành trình về nguồn nhân dịp kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023), ngày 26/4/2023, Hội Phụ nữ Công an tỉnh Kon Tum đã đến dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ, huyện Đăk Glei và thắp nén hương cho các phần mộ liệt sĩ được quy tụ tại đây.

Đoàn dâng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ

Thắp hương cho các phần mộ Liệt sĩ

Trong hành trình về nguồn Đoàn đã đến thăm Ngục Đăk Glei, nơi được ví như địa ngục trần gian và cũng là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người dân Tây Nguyên. Ngày 30/12/1991, Ngục Đắk Glei được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 2307/QĐ-BT. Ngục Đắk Glei nằm ở phía Bắc thị trấn Đăk Glei thuộc xã Đăk Choong (huyện Đăk Glei).

     Khu vực Đồn canh gác

Di tích ngục Đắk Glei được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1932, Nằm trên tuyến đường 14, được thực dân Pháp xây dựng ở độ cao 1800m. Toàn bộ khu Di tích nằm trên đồi Chang T'né, xung quanh núi cao hiểm trở, xa các khu dân cư và bao bọc bởi thung lũng, đây là nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong những năm 1932 – 1954. Ban đầu, ngục Đắk Glei chỉ giam những người dân không phục tùng chính sách cai trị của thực dân Pháp và tay sai. Nhưng kể từ cuối năm 1939, thực dân Pháp đã biến nơi đây thành nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản sau khi tăng cường đàn áp phong trào cách mạng. Có nhiều nhân vật chủ chốt của Đảng bị bắt giữ như Nguyễn Duy Trinh, Chu Huy Mân, Huỳnh Ngọc Huệ, Lê Văn Hiến, Trần Văn Trà, Lê Bá Từ, Hà Phú Hương và Nguyễn Tất Thắng.

Căng an trí, nơi đây đã giam giữ gần 100 tù nhân chính trị

Ngục Đắk Glei còn được người dân Kon Tum gọi với tên thân thuộc khác là ngục Tố Hữu bởi trong thời kỳ chống Pháp, đây là nơi giam cầm nhà cách mạng, nhà thơ nổi tiếng Tố Hữu. Nơi đây được gắn liền với câu chuyện vượt ngục ngoạn mục của nhà thơ Tố Hữu tại đây.

Đến khu Nhà biệt giam nhà thơ Tố Hữu và đ/c Huỳnh Ngọc Huệ.

Nối tiếp hành trình, Đoàn đã đến thăm hỏi và tặng quà tri ân cho 03 gia đình có công với cách mạng tại xã Đắk Pesk, huyện Đắk Glei: Gia đình ông A Xâu- là Anh hùng lực lượng vũ trang, gia đình bà Y Đak, bệnh binh và bà Y Mùi, thương binh.

Thăm tặng quà gia đình Ông A Xâu - Anh hung LLVT

Thăm hỏi, tặng quà gia đình bà Y Mùi

Thăm hỏi, tặng quà gia đình Bà Y Đak

Trong chuỗi hành trình về nguồn lần này, Hội Phụ nữ Công an tỉnh kết hợp thực hiện các hoạt động an sinh xã hội và phong trào Phụ nữ. Đoàn đã đến thăm hỏi và tặng quà cho 05 gia đình phụ nữ người DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã Đắk Choong và tổ chức giao lưu Bóng đá nữ; trao đổi, học tập kinh nghiệm trong công tác Hội, phong trào phụ nữ với Hội LHPN huyện và Hội Phụ nữ Công an huyện Đắk Glei.

Tặng quà cho hộ gia đình Phụ nữ nghèo xã Đăk Choong

Giao lưu Bóng đã nữ Hội PNCA tỉnh với HLHPN và HPNCA huyện

Các hoạt động nhân kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước của Hội Phụ nữ Công an tỉnh là hoạt động rất ý nghĩa, đây là một trong những nội dung đợt sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống về các địa điểm di tích lịch sử trong tỉnh, về nguồn để cảm nhận và hiểu sâu sắc hơn những giá trị lịch sử của dân tộc, những hy sinh, cống hiến của các anh hùng liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng. Là người nữ chiến sĩ Công an, chúng tôi càng quyết tâm, nguyện một lòng trung thành với lý tưởng cách mạng, với Tổ quốc và Nhân dân; thực hiện truyền thống đền ơn, đáp nghĩa; ra sức thi đua học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy, bản lĩnh, nhân văn, kỷ cương, trách nhiệm, vì an ninh Tổ quốc, vì hạnh phúc gia đình.


Tác giả: Nguyễn Thị Xuân
Tin liên quan