A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Truyền thông, tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Để công tác thông tin, truyền thông thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh bảo đảm thiết thực, hiệu quả, sát thực tiễn, phát huy được vai trò, sức mạnh của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân tham gia, hưởng ứng chương trình, quyết tâm phấn đấu thực hiện hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra. Ngày 03/7/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 2065/KH-UBND về truyền thông, tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

 

https://congan.kontum.gov.vn/upload/105000/fck/quockhanh/2023_06_14_07_13_271.png

Tuyên truyền Chương trình nông thôn mới thông qua các cuộc phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (ảnh: congan.kontum.gov.vn)

Theo đó, Kế hoạch xác định các nội dung truyền thông, tuyên truyền bao gồm:
          Một là, Tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản của các bộ, ngành Trung ương về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong năm 2023 và cả giai đoạn 2021 - 2025.

Hai là, Tuyên truyền và tổ chức phát động thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới" và phong trào thi đua“toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh’’ cùng với các phong trào và các phong trào thi đua do tỉnh phát động như: Phong trào thi đua "Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025"; cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong toàn xã hội; khơi dậy tinh thần quyết tâm, tạo niềm tin, khí thế và sức lan tỏa để thu hút sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư vào xây dựng nông thôn mới.

 Ba là, Nâng cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức Đảng, lãnh đạo các cấp, các ngành trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ về nông nghiệp - nông dân - nông thôn; phát huy vai trò của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động nêu gương tại cơ sở trong xây dựng nông thôn mới.         

Bốn là, Nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới; xác định vai trò của người dân và cộng đồng dân cư thôn là chủ thể; xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; xây dựng hạ tầng, kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và hiện đại; thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống; bảo đảm cảnh quan môi trường, cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp và an toàn; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường, quốc phòng và an ninh trật tự được giữ vững; người dân nông thôn có khát vọng khởi nghiệp, thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển và lan tỏa các giá trị bền vững.

 Năm là, Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum và các cơ quan truyền thông, báo chí trong và ngoài tỉnh xây dựng các chuyên mục về xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh phát định kỳ hàng tháng; tăng cường xây dựng và đăng tải trên báo, đài, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của các ngành, các cấp về các bài viết, bản tin về kết quả xây dựng nông thôn mới; các mô hình tiêu biểu, cách làm hay, các điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới…         

Sáu là, Đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh, khẩu hiệu trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025 thông qua các hình thức tuyên truyền tại các sự kiện của tỉnh (các ấn phẩm in gắn logo, quà tặng,…), các bảng Pano, áp phích, tranh cổ động tuyên truyền…

 Bảy là, Thực hiện có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, chế biến nông nghiệp công nghệ cao, truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại điện tử, bán hàng online, livestream..., đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; phát triển ngành nghề nông thôn và sản phẩm OCOP (việc áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ liên doanh; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp phát triển; quảng bá các sản phẩm nông sản, các sản phẩm đặc trưng của tỉnh); quy hoạch hạ tầng gắn với quy hoạch sản xuất, bố trí dân cư nông thôn.

Tám là, Đa dạng hóa các hình thức truyền thông thông qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, tuyên truyền trực quan bằng hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể để thực hiện chương trình thường xuyên và liên tục (kênh truyền thông trên mạng xã hội, diễn đàn, truyền hình trực tiếp, livestream, hội nghị, hội thảo, pano, áp phích…), và trải nghiệm thực tế, từ đó tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền về các phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới tại các cấp.

Chín là, Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, những bất cập, hạn chế và những biểu hiện tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong tỉnh; phản ánh tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của các cấp, các ngành và Nhân dân trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Về hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền Chương trình nông thôn mới được thực hiện đồng bộ và theo các hình thức thực hiện nhằm bảo đảm phù hợp, thiết thực, hiệu quả, cụ thể:

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông: Tuyên truyền trên Báo Kon Tum (Báo giấy và Báo điện tử), Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, sóng truyền thanh cấp huyện và hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở; cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh, các sở, ban ngành và địa phương.          

Tuyên truyền trên các ấn phẩm: Biên soạn và phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum (Sổ tay, tờ rơi, tờ gấp, cẩm nang…).

 Tuyên truyền trên các hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên đề: Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, các Hội nghị chuyên đề về nông thôn mới; kết hợp lồng ghép tổ chức tuyên truyền Chương trình xây dựng nông thôn mới trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, trong sinh hoạt chi bộ, đoàn thể... của các ngành, các địa phương, đơn vị; phát động phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, văn học nghệ thuật: Tổ chức hoặc lồng ghép các hoạt động liên hoan văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao; các hội thi hội diễn nhằm tuyên truyền, cỗ vũ động viên người dân nông thôn hăng hái thi đua xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Tuyên truyền qua các cụm pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, tranh cổ động, bảng tin điện tử công cộng về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến về xây dựng nông thôn mới. Tổ chức hội nghị tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới.


Tác giả: Thái Ngân
Tin liên quan