A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh

Kiểm soát tốt về an toàn thực phẩm (ATTP), chủ động bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng… là mục tiêu đặt ra tại Chương trình số 544/CTr-BCĐ ngày 09/02/2021 về công tác trọng tâm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2021.

C:\Users\Administrator\Desktop\unnamed (1).jpg

Tăng cường kiểm soát vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh. Ảnh minh họa

Chương trình đề ra các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được trong năm 2021 gồm: Không có vụ ngộ độc thực phẩm từ 30 người mắc trở lên; Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong vụ ngộ độc thực phẩm được ghi nhận trên 100.000 dân là dưới 7.

Về các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp, Chương trình xác định: (1) Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý ATTP; (2) Triển khai các hoạt động thông tin, truyền thông giáo dục về bảo đảm ATTP; (3) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; (4) Điều tra, giám sát ngộ độc thực phẩm, giám sát nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm và phân tích nguy cơ ATTP; cảnh báo, xử lý các sự cố về ATTP; (5) Xây dựng, áp dụng các mô hình tiên tiến đạt chuẩn về ATTP; (6) Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm ATTP

Để tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình, UBND tỉnh giao Sở Y tế tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm; chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo phân cấp.

Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm bảo đảm ATTP, phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai có hiệu quả “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021. Thực hiện kiểm tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định về ATTP theo kế hoạch và đột xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.

Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai thực hiện công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh. Giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, xác định mối nguy để cảnh báo kịp thời cho các cơ quan chức năng, người tiêu dùng thực phẩm biết và có biện pháp xử lý; có biện pháp phòng ngừa giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm; điều tra, xử lý, cấp cứu, điều trị kịp thời khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Tổ chức tập huấn cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Ngành. Thực hiện các hoạt động truyền thông cho các nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức và thực hành tốt về ATTP. Đầu tư nguồn lực bảo đảm đủ năng lực quản lý ATTP theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho tuyến huyện trong quản lý ATTP thuộc lĩnh vực quản lý của Ngành; rà soát, thống kê, cập nhật thông tin các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý của Ngành.

Đồng thời, tham mưu Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh báo cáo kết quả công tác bảo đảm ATTP của tỉnh theo quy định.

Đối với các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho tuyến huyện trong quản lý ATTP thuộc lĩnh vực quản lý của ngành; rà soát, thống kê, cập nhật các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc đấu tranh chống gian lận thương, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP tại các cơ sở giáo dục có tổ chức bếp ăn tập thể, kịp thời và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về ATTP, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm tập thể trong các cơ sở giáo dục. Tổ chức phát động phong trào và duy trì việc thực hiện các tiêu chí về ATTP gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các kiến thức về ATTP nhằm thay đổi hành vi và nâng cao nhận thức của người dân trong lĩnh vực ATTP, mở các chuyên mục về ATTP. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường…

Yêu cầu UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp các sở, ngành liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm ATTP trên địa bàn. Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý nghiêm việc nhập lậu, lưu thông, kinh doanh các loại thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc. Đồng thời, thành lập các đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp.

Bên cạnh đó, tăng cường chỉ đạo công tác quy hoạch, xây dựng và đưa vào sử dụng các cơ sở giết mổ động vật tập trung, nhất là địa bàn thành phố Kon Tum nơi có nhiều cơ sở giết mổ nhỏ, lẻ, không kiểm soát được; đối với các huyện đã có cơ sở giết mổ động vật tập trung có biện pháp đưa các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào khu giết mổ động vật tập trung. Tiếp tục chỉ đạo việc quy hoạch, bố trí các quầy sạp kinh doanh sản phẩm động vật đúng nơi quy định, bảo đảm ATTP theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 10/5/2019 về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động giết mổ và kinh doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Kon Tum; quy hoạch sắp xếp các quầy hàng kinh doanh tại các chợ cho phù hợp với quy định tại TCVN 11856:2017 Chợ kinh doanh thực phẩm. Triển khai áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, phù hợp đối với các hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản thực phẩm…

Khánh Vi