A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy chế hoạt động của Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh tỉnh Kon Tum

Ngày 12/3/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 827/QĐ-BCĐ ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) tỉnh. http://icon.com.vn/Portals/0/userfiles/anhptl/0.769_17.10.18.jpg

Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh theo hệ đối tượng. Ảnh minh họa

Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn: Chỉ đạo công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn tỉnh. Tổ chức, chỉ đạo và điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng, Ban Thường trực Hội đồng, Cơ quan Thường trực Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng GDQPAN Quân khu 5, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về hoạt động của Hội đồng. Chỉ đạo Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể và địa phương liên quan hàng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt. Quyết định triệu tập cán bộ đối tượng 3 tham dự bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng, Ban Thường trực Hội đồng. Báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chương trình, kế hoạch GDQPAN sau khi đã được Hội ồng thảo luận, thống nhất đề xuất. Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng. Chỉ đạo kiểm tra, sơ kết, tổng kết và đề xuất khen thưởng báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng GDQPAN Quân khu 5.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng. Đề xuất với Chủ tịch Hội đồng về chương trình, nội dung, kế hoạch GDQPAN và hoạt dộng của Hội đồng. Phối hợp với các Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên Hội đồng và các sở, ban ngành, đoàn thể, địa phương liên quan đôn đốc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch GDQPAN; trực tiếp chỉ đạo Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQPAN tỉnh. Chủ trì các cuộc họp của Hội đồng, ký các văn bản của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.

Các Phó Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ: Giúp Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các hoạt động của Hội đồng theo nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về những nhiệm vụ được phân công. Đề xuất với Chủ tịch Hội đồng về chương trình, nội dung, kế hoạch GDQPAN và hoạt động của Hội đồng. Phối hợp với các Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên Hội đồng và các sở, ban ngành, đoàn thể, địa phương liên quan kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch GDQPAN. Chủ trì cuộc họp của Hội đồng, ký các văn bản của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.

Các Ủy viên Hội đồng có nhiệm vụ: Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng, tham gia ý kiến vào các văn bản của Hội đồng và Ban Thường trực Hội đồng. Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công tác GDQPAN của cơ quan, địa phương, đơn vị mình. Đề xuất giải pháp, biện pháp GDQPAN, nhất là các nhiệm vụ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, địa phương do Ủy viên Hội đồng làm đại diện. Chủ trì hoặc giúp người đứng đầu chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công tác GDQPAN của cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Định kỳ 6 tháng, 9 tháng, 1 năm (tháng 5, tháng 9 và tháng 11) hoặc đột xuất báo cáo bằng văn bản về kết quả chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ GDQPAN của cơ quan, đơn vị mình phụ trách về Ban Thường trực Hội đồng. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.

Ban Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ: Tham mưu, đề xuất Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo thực hiện công tác GDQPAN; giúp Hội đồng giải quyết công việc thường xuyên về công tác GDQPAN; ban hành chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác GDQPAN. Phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể và địa phương liên quan giúp Chủ tịch Hội đồng tham mưu cho Thường trực Tỉnh uỷ cử cán bộ đối tượng 1, đối tượng 2 tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo chỉ tiêu được giao; phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3, Chức sắc, Chức việc các tôn giáo hàng năm trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng GDQPAN tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; chỉ đạo Hội đồng GDQPAN cấp dưới tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng thuộc quyền.

Bên cạnh đó, Chỉ đạo Cơ quan Thường trực xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiến nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về công tác GDQPAN. Nghiên cứu giải quyết các kiến nghị, đề nghị của Hội đồng cấp dưới hoặc tổng hợp báo cáo đề nghị Hội đồng cấp trên xem xét, giải quyết; chỉ đạo sơ kết, tổng kết và giải quyết những vấn đề phát sinh, báo cáo theo quy định. Chỉ đạo Trung đoàn Bộ binh 990 phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan bảo đảm cơ sở vật chất, nơi ăn nghỉ, sinh hoạt và học tập cho học viên các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.

Cơ quan Thường trực Hội đồng (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Ban Thường trực Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ GDQPAN. Tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng, Ban Thường trực Hội đồng tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng trong việc triển khai thực hiện công tác GDQPAN. Hàng tháng hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo Trưởng Ban Thường trực Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng về kết quả thực hiện công tác GDQPAN. Lập dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng, kinh phí GDQPAN cho các đối tượng và quản lý, sử dụng kinh phí theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

Các thành viên của Hội đồng và các cơ quan, đơn vị căn cứ vào tình hình cụ thể của cơ quan, đơn vị mình, bố trí cán bộ kiêm nhiệm giúp việc làm công tác GDQPAN.

Về nguyên tắc hoạt động và chế độ làm việc, Hội đồng, Ban Thường trực Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; các Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban Thường trực Hội đồng và của lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị. Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên Hội đồng, Ban Thường trực Hội đồng ược sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mình khi liên hệ công tác có liên quan đến công tác GDQPAN. Các Thành viên Hội đồng có trách nhiệm tham gia xây dựng văn bản, chương trình, kế hoạch, giáo án và tài liệu GDQPAN.

Hội đồng phối hợp chặt chẽ với địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn để triển khai thực hiện công tác GDQPAN.

Chế độ báo cáo, hội họp, kiểm tra: Định kỳ 6 tháng, 01 năm (hoặc đột xuất) báo cáo kết quả thực hiện công tác GDQPAN cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng GDQPAN Quân khu 5 biết, chỉ đạo.

Hằng năm, Hội đồng họp 01 lần, Ban Thường trực Hội đồng họp 02 lần hoặc họp đột xuất khi cần thiết. Hằng năm, Hội đồng GDQPAN tỉnh tiến hành kiểm tra 25-30% đầu mối các cơ quan, đơn vị trực thuộc và kiểm tra đột xuất khi cần thiết.

Chế độ quản lý và sử dụng kinh phí, hằng năm Cơ quan Thường trực giúp Hội đồng lập dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng và kinh phí GDQPAN cho các đối tượng; tổ chức quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành.

Khánh Vi


Nguồn:congankontum.gov.vn Copy link
Tin liên quan