A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Rượu bia nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn thương tâm

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, Việt Nam là nước tiêu thụ rượu bia cao thứ 3 tại Châu Á, đứng thứ 29 thế giới, tình trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm vừa qua.

Năm 2021, cả nước ta xảy ra hơn 11.495 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.799 người, 8.018 người bị thương. Nhiều vụ tai nạn gia thông nghiêm trọng có liên quan đến việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Điển hình như vụ tai nạn xảy ra tại ngã tư Hàng Xanh, thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21/10/2018, do uống rượu bia say, chạy với tốc độ cao, bà Nguyễn Thị Nga trong quá trình điều khiển xe ô tô hiệu BMW biển kiểm soát 51F-279.10 đã không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và tông thẳng vào 5 xe máy đang dừng đèn đỏ. Vụ tai nạn đã làm 01 người bị chết, 07 người bị thương và hư hỏng nhiều xe máy. Sau khi gây tai nạn, nữ tài xế đã cố thủ trong xe, sau một thời gian mới chịu ra khỏi xe để làm việc với cơ quan Công an. Đội Cảnh sát giao thông Hàng Xanh, Công an TP.HCM đã đo nồng độ cồn nữ tài xế và cho kết quả 0,94 mg/1 lít khí thở, nồng độ cồn trên cao hơn nhiều so với ngưỡng cho phép khi lái xe tham gia giao thông. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh,TP.Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Nga về hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015.

vu nu tai xe bmw o hang xanh chi la mot trong nhung vu tai nan giao thong do ruou bia

Hiện trường vụ tai nạn giao thông tại ngã tư Hàng Xanh (ảnh sưu tầm)

Hay như vụ tai nạn thảm khốc xảy ra vào ngày 2/01/2019, tại xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức (tỉnh Long An). Xe container do Phạm Thành Hiếu (sinh năm 1987, ngụ ấp 1, xã Thạnh Ðức, huyện Bến Lức) điều khiển, khi đến ngã tư Bình Nhựt đã đột nhiên tăng tốc, lao thẳng vào những người dừng chờ đèn đỏ, khiến 4 người chết, 18 người bị thương. Kết quả kiểm tra cho thấy, lái xe đã sử dụng bia rượu và dương tính với ma túy.

Tác hại của rượu, bia gây ra là rất lớn, để hạn chế tình trạng này các nhà làm luật đã xây dựng nên nhiều văn bản quy định rõ về mức độ xử lý trên cả ba lĩnh vực hành chính, dân sự và hình sự đối với hành vi sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông.

Tổ tuần tra liên lực lượng tổ chức tuần tra xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm trên các tuyến giao thông

Theo Nghị định 100/2019 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã quy định mức phạt rất nặng đối với hành vi sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể như sau:

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở

Hình thức xử phạt
Xe máy Xe ô tô Xe đạp

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở – Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)

– Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)

– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5)

– Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)

Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8) – Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7)

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở – Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6)

– Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)

– Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5)

– Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)

Phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8) – Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7)

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở – Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6)

– Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5)

– Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8) – Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7)

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7)

Về trách nhiệm dân sự đối với hành vi sử dụng rượu bia gây thiệt hại cho người khác cũng được quy định rõ tại Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra. Theo đó, người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

Về trách nhiệm hình sự, nếu người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Trường hợp có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự (bị phạt tù từ 3 – 10 năm).

Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum đo nồng độ cồn một lái xe vi phạm

Để hạn chế tình trạng lạm dụng bia rượu tràn lan như hiện nay, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, ngay từ năm 2014 Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã có Công văn số 2147/UBND về việc không dùng đồ uống có cồn trong các buổi tiếp khách buổi trưa của ngày làm việc nhằm chấn chỉnh tình trạng cán bộ, công chức, viên chức uống rượu, bia trong giờ làm việc. Nhờ đó, trong những năm qua tình trạng cán bộ, công chức, viên chức uống rượu, bia trong giờ làm việc được giảm đi đáng kể, tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên rõ rệt.

Lực lượng CSGT Công an tỉnh Kon Tum xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn

Tình trạng lạm dụng rượu, bia đã để lại những hệ lụy đau lòng như những vụ tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của những người vô tội hay như những tiệc nhậu mà sau đó trở thành những cuộc ẩu đả, kết quả là kẻ chết còn người chịu cảnh tù tội… Tại địa bàn tỉnh Kon Tum cũng đã có trường hợp uống rượu bia say gây tai nạn giao thông liên hoàn làm nhiều người bị thương, hay uống rượu bia rồi gây gổ đánh nhau, tất cả những trường hợp trên đã được các cơ quan chức năng xử lý thích đáng.

A Truyết đã dùng dao đâm chết người do mâu thuẫn trong cuộc nhậu

Bi kịch từ rượu, bia luôn thường trực trong xã hội, ở nước ta mỗi năm có hàng nghìn người chết hoặc phải nhập viện mà nguyên nhân chính là do bia, rượu. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe, mỗi người cần sử dụng rượu bia một cách có chừng mực, phù hợp với sức khỏe. Riêng đối với những người tham gia giao thông, đặc biệt là đối với các lái xe để tránh những hậu quả xấu ngoài ý muốn xảy ra thì tuyệt đối không được uống rượu, bia khi tham gia giao thông.

Hồng Khanh