A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch tổ chức huấn luyện nghiệp nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2020

Ngày 19/02/2020, Công an tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 237/KH-CAT-PC07 về việc tổ chức huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) năm 2020.

Kế hoạch được xây dựng với mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PCCC và CNCH của lực lượng Dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành, trang bị kiến thức pháp luật và kỹ năng về PCCC và CNCH nhằm chủ động thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, chữa cháy, CNCH kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây ra.

Đối tượng tham gia huấn luyện là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chủ hộ kinh doanh, chủ hộ gia đình; thành viên lực lượng Dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành; những người thường xuyên làm việc trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ.

Description: C:\Users\Administrator\Desktop\0cbcd8d93128d5768c39.jpg

Description: C:\Users\Administrator\Downloads\a23dcac836dacf8496cb.jpg

Hình ảnh các lớp huấn luyện PCCC và CNCH

Nội dung huấn luyện bao gồm nghiệp vụ PCCC và Nghiệp vụ CHCN. Trọng tâm là:

Nội dung huấn luyện nghiệp vụ về PCCC thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 34 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ, bao gồm: Kiến thức pháp luật, kiến thức về PCCC phù hợp với từng đối tượng; Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng PCCC; Biện pháp phòng cháy; Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy; Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện PCCC; Phương pháp kiểm tra an toàn về PCCC.

Nội dung huấn luyện nghiệp vụ về CNCH thực hiện theo quy định tại Khoản 1,2, Điều 7 Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ Công an, bao gồm: Các vấn đề chung về công tác CNCH của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ chuyên đề; Tính năng, tác dụng và cách sử dụng các loại trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ thông dụng; Huấn luyện chuyên sâu theo đặc thù riêng của đối tượng được huấn luyện; Kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu; Kiến thức pháp luật về cứu nạn, cứu hộ; Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ đối với một số tình huống cụ thể.

Bá Tuấn (Phòng CS PCCC và CNCH)