A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kết quả và kinh nghiệm thực hiện mô hình “Tổ tự quản đảm bảo an ninh, trật tự gắn với cụm camera an ninh” tại tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm trở lại đây, rất nhiều mô hình phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” của Công an các đơn vị, địa phương được nhân rộng trong cả nước; tiêu biểu đó là mô hình “Tổ tự quản đảm bảo ANTT gắn với cụm camera an ninh” tại tỉnh Thái Nguyên được Bộ Công an thông báo nhân rộng trong tháng 9/2022.

Xuất phát từ tình hình phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự trên địa bàn, đặc biệt nhiều vụ việc xảy ra có tính chất nghiêm trọng, xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới; tình hình vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng vẫn đang là vấn đề bức xúc ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của Nhân dân. Trước tình hình đó, Công an thành phố Thái Nguyên xác định cần phải có giải pháp vừa kết hợp giữa con người và ứng dụng công nghệ để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự và mục tiêu chuyển đổi số giai đoạn 2020 - 2025. Với chủ trương đó, Công an thành phố Thái Nguyên đã triển khai xây dựng mô hình “Tổ tự quản về ANTT gắn với cụm camera an ninh”.

Qua gần 02 năm triển khai thực hiện, mô hình “Tổ tự quản về ANTT gắn với cụm camera an ninh” Công an thành phố Thái Nguyên đã phát huy được những hiệu quả tích cực.

- Công tác xây dựng phong trào toàn dân bo vệ ANTQ: Phối hợp cùng các lực lượng chức năng tổ chức trên 1.096 buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho quần chúng Nhân dân... Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo mô hình và các Tổ tự quản đã kêu gọi, vận động các hộ gia đình, các cơ quan, tổ chức, trường học tại các địa điểm lắp đặt camera, tạo điều kiện về mạng wifi để hệ thống camera có thể hoạt động và truyền tải dữ liệu về trung tâm; chia sẻ dữ liệu, hình ảnh camera của gia đình phục vụ công tác điều tra, xử lý các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

- Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm: Qua khai thác hình ảnh từ hệ thống camera an ninh và tổ chức tuần tra kiểm soát của tổ tự quản, lực lượng Công an đã xác minh, điều tra làm rõ 100 vụ việc có liên quan đến ANTT; tai nạn, va chạm giao thông trên địa bàn; trong đó, phát hiện bắt giữ 56 vụ, 62 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý, lập 12 hồ sơ đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp giáo dục cảm hóa trên 247 lượt đối tượng.

- Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, mỹ quan đô thị: Qua hệ thống camera an ninh, lực lượng Công an các phường, xã đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 292 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ, trật tự mỹ quan đô thị, thu giữ 165 tang vật biển, bảng quảng cáo, hàng hoá bày bán lấn, chiếm lòng đường vỉa hè, tham mưu xử phạt 41 trường hợp vi phạm. Qua đó, ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là Luật Giao thông đường bộ của người dân tại các khu vực có gắn hệ thống camera an ninh đã được nâng lên rõ rệt; đến nay tại các khu vực được gắn camera an ninh, tình trạng người dân vi phạm TTATGT, vứt rác bừa bãi, tụ tập đông người không còn xảy ra.

Tính đến tháng 8/2022, mô hình “Tổ tự quản đảm bảo ANTT gắn với cụm camera an ninh” đã được nhân rộng tại 14 đơn vị phường, xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, với 229 tổ tự quản, 1.695 thành viên với 1.128 mắt camera. Kinh phí lắp đặt hệ thống camera an ninh được cán bộ và Nhân dân tham gia đóng góp với tng s tiền gần 05 tỷ đồng.

Từ hiệu quả hoạt động triển khai thực hiện mô hình, một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng và thực hiện mô hình để Công an các đơn vị tham khảo cụ thể như sau:

Một là, công tác xây dựng và nhân rộng mô hình phải đặt dưới sự chỉ đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự phối hợp của Mặt trận Tổ quc và các thành viên; sự tham gia vào cuộc của toàn hệ thống chính trị của địa phương và ý thức tự giác của quần chúng nhân dân. Việc triển khai xây dựng mô hình phải có tính sáng tạo phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phương, vừa kết hợp giữa con người, vừa ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong giai đoạn chuyển đổi s. Hoạt động của mô hình phải có sự kiểm tra, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo các cấp để định hướng hoạt động.

Hai là, mô hình phải được xây dựng từ các tổ dân phố, xóm làm nền tảng cho sự phát triển vững chắc, toàn diện; cần chú trọng phát huy vai trò cùa đội ngũ bí thư Chi bộ, tổ trưởng, trưởng xóm, người có uy tín để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, từ đó huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia công tác bảo đảm ANTT.

Ba là, coi trọng công tác tuyên truyền, vận động để Nhân dân thấy được mục đích ý nghĩa của việc xây dựng mô hình. Phát huy tính tự quản, tự bảo vệ; qua đó tạo sự tin tưởng, lôi cuốn để người dân tự giác tham gia. Quan tâm làm tốt công tác bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn kỹ năng thực hiện nhiệm vụ cho các thành viên mô hình.

Bốn là, tiến hành hoạt động cần chủ động, khoa học, linh hoạt, sáng tạo, vừa làm vừa điều chỉnh, rút kinh nghiệm trên cơ sở bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp phù hợp với đặc điểm tình hình công tác bảo đảm ANTT ở địa phương, trong từng thời điểm cụ thể, tránh rập khuôn máy móc.

Năm là, thường xuyên tổ chức các buổi họp, tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng cách làm hay, sáng tạo; đồng thời có chính sách động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện mô hình.


Tác giả: Việt Đức
Tin liên quan